Trang Thông tin điện tử huyện Than Uyên

Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nhiệm vụ, giải pháp năm 2024

Thứ tư - 17/01/2024 20:56
Thực hiện Kế hoạch số 254-KH/HU ngày 09/01/2024 của Huyện uỷ Than Uyên về tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nhiệm vụ, giải pháp năm 2024, đề nghị các cơ quan, đơn vị; UBND các xã thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn nội dung tuyên truyền sau:
Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
1. Nội dung
1.1. Làm rõ những khó khăn, thách thức của bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực và trong nước năm 2023; từ đó khẳng định sự- sáng suốt, đúng đắn, nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Trong năm 2023, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp; cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ukraine và xung đột tại Dải Gaza vẫn diễn ra căng thẳng; kinh tế toàn cầu và nhiều quốc gia, đối tác tăng trưởng chậm lại; lạm phát neo ở mức cao dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao. Nợ công toàn cầu tăng mạnh, nhiều quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng nợ. Các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động xuất, nhập khẩu bị thu hẹp. Tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài; an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng gặp nhiều thách thức; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội ngày càng khó khăn hơn, do nền kinh tế nước ta chịu “Tác động kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn. Việt Nam là nước đang phát triên, nền kinh tế đang trong quá trình chuyên đôi; quy mô còn khiêm tốn, trong khi độ mở lớn; khả năng cạnh tranh và sức chống chịu từ các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, nên chịu áp lực rất lớn từ lạm phát và sự biến động mạnh của giá một số mặt hàng cơ bản, dầu thô trên thị trường quốc tế. Hoạt động xuất, nhập khấu gặp nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn, trong khi nhiều nước gia tăng tiêu chuẩn, hàng rào mới về kỹ thuật đối với xuất, nhập khẩu, một số chuỗi cung ứng bị gián đoạn, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực và Châu Á tăng. Dịch bệnh, thiên tai, hạn hán, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nặng nề ở nhiều địa phương.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, Đảng vẫn luôn khắng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong lãnh, chỉ đạo, trien khai các nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Sự lãnh đạo kinh tế của Đảng được ghi nhận và thế hiện thông qua cương lĩnh, chiến lược trong các văn kiện Đại hội, các nghị quyết chuyên đề cụ the hóa các chỉ tiêu Đại hội Đảng đề ra, trong đó có các nghị quyết quan trọng đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước ở các kỳ họp Trung ương, các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 06 vùng chiến lược; Kết luận số 42-KL/TW, Ket luận số 46- KL/TW của Bộ Chính trị...
Quốc hội đã cụ the hóa sự lãnh đạo của Đảng qua nhiều nghị quyết, tiêu biểu như: Nghị quyết số 68/2022/QH15; Nghị quyết số 69/2022/QH15, số 70/2022/QH15, số 101/2023/QH15... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triến khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, nhất là việc thực hiện đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ đạo rà soát; hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; trực tiếp làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao, trong đó có các nội dung quan trọng, như: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh, bền vững; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các quy hoạch; kiếm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công ở các địa phương; xử lý các ngân hàng yếu kém, các dự án, doanh nghiệp thua lỗ đã kéo dài nhiều năm; tháo gỡ những vấn đề phức tạp phát sinh như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, cung ứng năng lượng, vật tư, thuốc chữa bệnh, in sách giáo khoa; thực hiện tốt các chính sách phát triển văn hóa, xã hội, người có công, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập quốc tế.
1.2. Khẳng định kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội năm 2023 là sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
Tập trung tuyên truyền những kết quả nổi bật sau:
- Kinh tế vĩ mô cơ bản on định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm. Chi số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần qua hằng tháng. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng hơn tháng trước. An ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), lương thực, thực phẩm được bảo đảm, thị trường lao động phục hồi nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, phát triến ngày càng tích cực hơn, trong đó tăng trưởng và phát triển ổn định, là điểm sáng và là bệ đỡ chắc chắn của nền kinh tế trong lúc khó khăn.
- Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chỉ đạo và triển khai quyết liệt. Công tác phòng, chổng tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đấy mạnh; tập trung điều tra, xử lý dứt điểm nhiều vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân và toàn xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
- Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đối mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tể tiếp tục được đẩy mạnh; xếp hạng môi trường kinh doanh tăng. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh. Các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triến kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở 6 vùng trọng điểm được triển khai quyết liệt.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược được tập trung thực hiện; khởi công nhiều dự án giao thông lớn, trọng điểm; thúc đẩy mạnh mẽ chuyến đổi số; các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, hướng tới hoàn thành các mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26 được triển khai.
- Phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triên, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp và phát triến các ngành, lĩnh vực mới được chú trọng; hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia được phát triển mạnh mẽ; một số cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng uy tín quốc tế.
- Các lĩnh vực văn hóa được chú trọng phát triển đồng bộ và toàn diện; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; thực hiện kịp thời các chính sách người có công; trợ giúp xã hội; bảo đảm an sinh xã hội; tạo việc làm; giảm nghèo; trẻ em; đồng bào dân tộc, tôn giáo...
- Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân tiếp tục được chú trọng; đã tập trung xử lý, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; công tác khám chữa bệnh thông thường được khôi phục, đáp ứng yêu cầu tốt hơn.- Kỷ luật, kỷ cương từng bước được chấn chỉnh đi đôi với phân cấp, phân quyền, cá thế hóa trách nhiệm và tăng cường kiếm tra, giám sát, kiêm soát quyền lực; tiếp tục hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với cải cách hành chính. Chấn chỉnh một bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, sợ trách nhiệm, thiếu tích cực trong thực thi công vụ, đề cao tinh thần bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chug
Ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả.
1.3. Phân tích thời cơ, thách thức, dự báo những yếu tố tác động đến nền kinh tế đất nước; làm sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Tập trung làm rõ một số nội dung sau:
- Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, những yếu tố bất định gia tăng; cạnh tranh chiến lược các nước lớn gay gắt hơn; xung đột Nga - Ukraine có thể còn kéo dài; tăng trưởng kinh tế và một số mặt hàng cơ bản, dầu thô biến động mạnh; rủi ro về nợ công và các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản ở nhiều quốc gia còn hiện hữu; các yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, trong đó có nước ta.- Trong nước, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục phục hồi tích cực; nhiều dự án trọng diem, quan trọng quốc gia được đưa vào khai thác; tình hình chính trị - xã hội - kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Tuy nhiên, khó khăn còn rất lớn, tác động của những yếu tố bất lợi bên ngoài rất hiện hữu và những hạn chế, bất cập, yếu kém nội tại kéo dài của nền kinh tế phải rất nỗ lực để vượt qua.
- Các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Ket luận so 64-KL/TW, ngày 18/10/2023 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023- 2024; Nghị quyết số 103/2023/QH15, ngày 09/11/2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các văn bản chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các địa phương năm 2024.
1.4. Tiếp tục tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực kinh tế - xã hội
Các nghị quyết ban hành trong năm 2023 và nghị quyết các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII năm 2024; Chương trình (Kế hoạch) hành động thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp, các ngành, địa phương.
Quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước; quan điểm, mục tiêu, giải pháp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hình mới, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 34-NQ/TW, ngày 09/01/2023; Kết luận số 53-KL/TW, ngày 28/4/2023; Kết luận số 57- KL/TW, ngày 15/6/2023; Kết luận số 59-KL/TW, ngày 8/8/2023; Nghị quyết về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XIII; Đề án số 05-ĐA/TU, ngày 15/11/2021 của Tỉnh ủy về mở rộng đối ngoại, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế giai đoạn 2021-2025.
Các hoạt động đối ngoại lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, các hoạt động ngoại giao Nhân dân tiêu biểu; vai trò và sự tham gia giải quyết những vấn đề quốc tế; kết quả và sự nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách mới; tuyên truyền nội dung các kỳ họp của Quốc hội, của HĐND tỉnh, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của ƯBND tỉnh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
1.5. Phản ánh thực tiễn triển khai đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở ngành, địa phương; kết quả thực hiện các Chương trình (Ke hoạch) hành động thực hiện các Nghị quyết.
Phản ánh khách quan, toàn diện, thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội đạt được qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; làm rõ và cổ vũ những bài học kinh nghiệm được rút ra, các nhiệm vụ, giải pháp được bổ sung từ đánh giá kết quả nửa nhiệm kỳ và năm 2023 nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cả nhiệm kỳ 2020-2025.
Đấy mạnh tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, cố vũ, biểu dưong nhân tố mới và nhân rộng mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực phát triến kinh tế - xã hội; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc về tình hình kinh tế - xã hội; quan điếm, đường lối phát triến kinh tế - xã hội đất nước của Đảng, Nhà nước ta; định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương của Đảng bộ tỉnh, của Đảng bộ huyện.
1.6. Tập trung tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, huyện năm 2023
Phản ánh những nồ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung và huyện nói riêng, bám sát chủ đề năm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ‘'Chủ động, sáng tạo, tập trung nguồn lực, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập tỉnh
Trong bổi cảnh tình hình thế giới và trong nước với những khó khăn tác động, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện nhiệm vụ, đạt kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; đã hoàn thành đạt và vượt 37/43 chỉ tiêu chủ yếu; kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển; thu ngân sách Nhà nước đạt trên 2.000 tỷ đồng; du lịch tăng trưởng cao; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; quan hệ đối ngoại tiếp tục được duy trì và mở rộng, phát huy hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội...
Tuyên truyền kết quả thực hiện Chỉ thị số 01/CT-ƯBND, ngày 27/01/2023 của UBND tỉnh về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Chỉ thị số 09/CT- UBND, ngày 11/8/2021 về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; Nghị quyết số 31/NQ-HĐND, ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh về việc thông qua quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, các nghị quyết, đề án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2218/QĐ-UBND, ngày 10/12/2023 của ƯBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Quyết định số 4507/QĐ-UBND, ngày 15/12/2023 của ƯBND huyện về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Các gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự; tuyên truyền nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương và của các cá nhân.
​​​​​​​1.7. Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành
Kết hợp với việc giáo dục truyền thống nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của tỉnh trong năm 2024; phát hiện, biểu dương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh.
2. Hình thức tuyên truyền
 Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; Internet, mạng xã hội (Zalo, Facebook, Youtube,...)
  • Tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên cơ sở.
  • Tuyên truyền trực quan (băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích...).
  • Tuyên truyền trong hội nghị sinh hoạt thường kỳ của chi bộ; các tố chức chính trị - xã hội; họp bản, khu dân cư; lồng ghép trong các buổi biểu diễn văn nghệ, các giải thi đấu the thao, thông tin lưu động...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 11/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.85%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 204
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 58
Đã tiếp nhận: 591
Đã giải quyết: 660
Quá hạn: 1 - 0.15%
Trước & đúng hạn: 660 - 99.85%
(tự động cập nhật vào lúc
00:58:28, 22/11/2024)
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay7,683
  • Tháng hiện tại267,727
  • Tháng trước453,141
  • Tổng lượt truy cập16,893,607
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây