Trang Thông tin điện tử huyện Than Uyên

Than Uyên

Than Uyên

Than Uyên

Than Uyên

KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MÔNG Ở VIỆT NAM

Thứ năm - 19/12/2024 22:40

KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MÔNG Ở VIỆT NAM

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Với số dân hơn 80 vạn người- đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc và cư trú ở vùng núi cao phía Bắc và phía Tây, người Hmông có nền văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc và có truyền thống từ lâu đời.
Dân tộc Hmông sinh sống ở Việt Nam có khoảng 80 vạn người thuộc nhóm ngôn ngữ: Hmông- Dao. Người Hmông (từ Quí Châu- Vân Nam- Quảng Tây- Trung Quốc) thiên di vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 năm, bằng nhiều đợt, rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX. Người Hmông vào Việt Nam là do nguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có dân tộc Hmông), để giành quyền cai trị đất nước, làm người Hmông phải thiên di đi khắp nơi.
Người Mông ở Than Uyên.
Có tổng dân số trên 8 nghìn người. Người Mông Than Uyên có 2 nhóm chính là Mông Trắng và Mông Hoa, sống chủ yếu ở các xã Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Tà Hừa, Pha Mu, Ta Gia, Khoen On, Tà Mung.
Người Mông Than Uyên có quá  trình du nhập tương đồng với quá trình thiên di của cộng động người Mông đến Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử; quá trình lao động sản xuất và sinh sống cộng đồng người Mông ở Than Uyên vẫn luôn lưu giữ được một kho tàng văn hoá văn hoá truyền thống hết sức đồ sộ, phong phú và đặc sắc.
1. Tiếng nói, chữ viết:
1.1. Các loại tiếng nói.
1.. Tên gọi của từng loại: Tiếng nói (Lù)
2. Ngữ văn dân gian (bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết)
2.1. Tên gọi các loại ngữ văn dân gian của dân tộc (phiên âm, dịch nghĩa cả tên thường gọi và tên gọi khác):
- Trường Ca - (Chí sái); tên gọi khác: Không có;
- Truyện thơ: - ( Pạ hủa ); Tên gọi khác: không có;
- Tục ngữ - (Pạ Lù)    ; tên gọi khác: Không có;
- Câu đố -( Chịa chài); Tên gọi khác: Không có;
- Truyện cổ tích –( Đa nềnh)
- Truyện cười – ( Cho đà),  Tên gọi khác: Không có;
- Hát ru – ( Hu gầu sứ mí nhủa pư) tên gọi khác: Không có.
2.2. Sử dụng ngữ văn dân gian trong cộng đồng:
2.2.3.  Việc truyền dạy mỗi loại ngữ văn dân gian được thực hiện như thế nào:
Chủ yếu được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2.4. Hiện trạng các loại ngữ văn dân gian trong cộng đồng hiện nay?: Ngày nay, với công nghệ hiện đại, internet kết nối nên những câu truyện cổ tích dân gian không được thanh niên, giới trẻ hứng thú nhiều nữa nên dần dần kho tàng truyện kể của dân tộc đang có xu hướng bị mai một.
3. Nghệ thuật trình diễn dân gian (bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác)
3.1. Tên gọi các loại nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc
Âm nhạc dân gian (Sua pạ đùa): Khèn (kềnh) (qeej, Sáo (chạ) (raj), nhị (xỉ sàu) (kạu làu chà), đàn môi: (chàng) (ncas), (khèn lá chua plộng) Khèn -)
Múa dân gian (Sính chế): Có múa khèn, múa ô, múa sênh tiền.
Hát dân gian: (Hu Gấu): Hát dân ca, Hát giao duyên, hát đối đáp, hát ru; hát trường ca. (Trường ca đã bị mai một)
Sân khấu dân gian: Các trò diễn, trò chơi dân gian: Tù Lu, ném pao, đánh cầu lông gà, đẩy gậy, kéo co ...
3.2. Trình diễn dân gian trong cộng đồng:
3.2.1.Cách diễn xướng đối với mỗi loại nghệ thuật trình diễn dân gian (các yêu cầu về môi trường, bối cảnh: số người, thời gian, địa điểm, mục đích, đạo cụ, nhạc cụ kèm theo)?:
- Âm nhạc dân gian bao gồm các thể loại nhạc khèn, khèn lá, đèn môi, sáo:; bộ gõ: Trống
- Múa dân gian: Có múa khèn, múa ô, múa sênh tiền
- Hát dân gian: hát nôm, hát đối đáp giao duyên, hát trường ca, hát ru con.
- Sân khấu dân gian: Là các trò diễn trong các nghi thức, các lễ hội truyền thống.
4. Tập quán xã hội (bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác):
* Tùy tình hình thực tế của từng địa điểm, từng dân tộc mà số lượng di sản có thể ít hoặc nhiều.
4.2. Các nghi lễ dòng họ:
4.2.1.Lễ Cúng dòng họ (tu su)
a) Tên gọi (phiên âm, dịch nghĩa cả tên thường gọi và tên gọi khác): …………..
Lễ cúng giòng họ (Sau sú)
b) Thời gian, địa điểm tổ chức: Thời gian: Vào dịp lễ tết, địa điểm: Tại nhà trưởng giòng họ.
ckhái quát nội dung tổ chức (Lê vật: Lợn, gà, rượu, cơm, hương, gạo, hoa quả. Quy trình: Mo làm thủ tục, nghi lễ; trưởng họ tuyên bố, phố biến các luật tục, quy định bản mường, quy định dòng họ; đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm ăn trong năm của giòng họ; quán triệt đến mọi thành viên đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau; sau đó thì tổ chức ăn uống.
4.3. Các nghi lễ gia đình:
4.3.1. Lễ cúng tổ tiên (Hu pò zờ), lễ cúng các ngày tết: Tết tháng giêng ( nọ chia ), lễ cưới( ua chung); lễ đặt tên (hu pì tì npê); lễ mừng nhà mới (Chê chế chia), lễ cầu hồn (Ua nhụ plì), các lễ cúng trong đám tang ( ua đa khùa), lễ cũng hồn lợn (ua npua chộng). lễ cầu trời ( phí dểnh)
a) Tên gọi (phiên âm, dịch nghĩa cả tên thường gọi và tên gọi khác):
b) Thời gian, địa điểm tổ chức: các nghi lễ đều được thực hiện ở gia đình. . Lễ cúng tổ tiên (Hu pò zờ), lễ cúng các ngày tết: Tết tháng giêng ( nọ chia ), lễ cưới( ua chung); lễ đặt tên (hu pì tì npê); lễ mừng nhà mới (Chê chế chia), lễ cùng hồn (Ua  nhụ plì), các lễ cúng trong đám tang ( ua đa khùa), lễ cũng hồn lợn (ua npua chộng).
c)  Môi trường, bối cảnh tổ chức: Tại các gia đình.
d)  Khái quát nội dung tổ chức: Lễ vật thường có: Lợn, gà, vịt, cơm, rượu, hoa quả, hương, (tùy từng nghi lễ).
e) Hiện trạng nghi lễ: Cho đến nay cơ bản các lễ cũng gia đình vẫn được duy trì trong các gia đình.
4.4. Các nghi lễ trong chu kỳ vòng đời người:
4.4.1. Lễ đặt tên cho trẻ sở sinh,( Hu plì) (2)Lễ ăn hỏi, (3)Nghi lễ trong đám cưới, lễ tiến hồn trong đám ma.
a) Tên gọi (phiên âm, dịch nghĩa cả tên thường gọi và tên gọi khác): Lễ đặt tên  (Hu pì tì npê), lễ cưới ( Ua chung), lễ cầu con cái (lử cay), lễ tang ma (Ua đa khùa).
e) Hiện trạng nghi lễ: Các nghi thức hiện nay cơ bản vẫn được duy trì
f) Các nghi lễ có giá trị tín ngưỡng, giá trị văn hóa, giá trị bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị gán kết cộng đồng, giá trị giải trí, và giá trị khác.
4.5. Các nghi lễ nông nghiệp:
4.5.1. Lễ (1) Lễ hội Gầu tào
a) Tên gọi Lễ hội Gầu tào ( gâu to)
b) Thời gian, địa điểm tổ chức: Địa điểm tổ chức chức thường là ở trung tâm bản, nơi có không gian để tổ chức các hoạt động công đồng; Thời gian tổ chức: Vào đầu năm mới,  thời gian cụ thể do Thầy mo xem và quyết định
c)  Khái quát nội dung tổ chức (lễ vật, quy trình, đại ý nội dung bài cúng…): Lễ vật bao gồm: Thường có thịt lợn, gà, cơm, canh, các loại hoa quả, , rượu. Quy trình xem giờ tốt, sau đó tổ chức nghi lễ cũng các thần linh, thổ công, thổ địa, thần rừng, thấn núi. Cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, người người mạnh khoẻ, vạn vật sinh sôi nảy nở; cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
4.6. Tập quán và nghi lễ thờ cúng các lực lượng siêu nhiên:
4.6.1. (1) Cúng Thần linh (Thần rừng, thần cây), cúng thổ công, thổ địa. và các loại ma.
a) Tên gọi: Cúng thổ công (chứ zệnh)(chứ cung), thổ địa, thần sông, thần suối (Thử tí), thần núi (lộng vạ)
d)  Khái quát nội dung tổ chức: Lễ vật của các nghi thức thường là: Thịt lợn, thịt gà, cơm, bánh dày, rượu, hương, hoa quả, gạo, rau. Quy trình thường là Mo xem ngày lành, giờ tốt, đến ngày đã định thì tổ chức các nghi lễ. Nội dung của các nghi lễ bao giờ cũng là cúng các thần linh, thổ công, thổ địa, thần suối, thần rừng… xin các đấng siêu nhiên phù hộ cho mùa màng tươi tốt, bội thu, mọi người khỏe mạnh, bình an, vạn vật sinh sôi nảy nở; các ma không được làm hại người…
5. Lễ hội truyền thống:
5.1. Lê hội Gầu tào
5.1.1. Tên gọi (phiên âm, dịch nghĩa cả tên thường gọi và tên gọi khác): Lễ hội Gầu tào ( Gau to).
5.1.2. Thời gian, địa điểm tổ chức: Lế hội Gầu tào thường được tổ chức vào dịp tết hằng năm; địa điểm tại trung tâm của bản, thường là những khoảng đất, hoặc đồi thấp thuận lợi cho các sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
5.1.3.  Môi trường, bối cảnh tổ chức: Thương là những địa điểm có mặt bằng thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động nghi lễ, vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ
5.1.4.  Chủ lễ: tiêu chuẩn, trang phục, đạo cụ: Chủ lễ là Mo bản, trang phục là trang phục nghi lễ riêng của thầy mo, đạo cụ: Khèn.
5.1.5. khái quát nội dung tổ chức (lễ vật, quy trình, đại ý nội dung bài cúng, các trò chơi dân gian…): Lễ vật thường à rượu, thịt, hương, gạo, các loại hoa quả, quy trình là Mo bản thực hành nghi lễ xong thì bà con dân bản thụ lễ, vui chơi cá trò chơi như:  Đánh tù lu, ném pao, đánh cầu lông gà và các hoạt động văn hóa văn nghệ.
6. Nghề thủ công truyền thống:
6.1. Nghề (1)Nghề Đan lát,(Hia cở hia ca chủa, (2) nghề dệt may (Ua pạ tau, sờ chì cho, (3)nghề chế tác gỗ(kơ tông), (5)nghề nấu rượu (chu chớ), (6)nghề làm hương(thị saang), (7) nghề rèn(tàu hlâu)
6.1.1. Tên gọi (phiên âm, dịch nghĩa cả tên thường gọi và tên gọi khác): (1) Nghề đan lát (1)Nghề Đan lát,(Hia cở hia ca chủa, (2) nghề dệt may (Ua pạ tau, sờ chì cho, (3)nghề chế tác gỗ(kơ tông), (5)nghề nấu rượu (chu chớ), (6)nghề làm hương(thị saang), (7) nghề rèn(tàu hlâu)
6.1.2. Nghi lễ xem đất dựng nhà, nghi lễ dựng nhà mới, nghi lễ cúng nhà mới. (đối với nghề chế tác gỗ)
7. Tri thức dân gian
7.1. Tri thức dân gian về thiên nhiên
7.1.1. Tri thức dân gian trong khai thác tài nguyên thiên nhiên
a)  Miêu tả khái quát tri thức: Người Mông sớm biết canh tác nương rẫy, khai khẩn các sường đồi, núi dốc để canh tác, tạo ra các dản phẩm nông nghiệp phục vụ cuộc sống. Sớm biết tận dụng những tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phục vụ sinh hoạt cuộc sống như lấy gỗ làm nhà, săn bắt thú rừng, lấy thuốc nam để chữa bệnh; đoán định nắng mưa để phục vụ sản xuất; tận dũng các loại rau rừng để phục vụ cuộc sống.
b) Hiện trạng tri thức: Các tri thức vẫn được thực hiện..
c)  Đánh giá giá trị của tri thức: Hiện nay các tri thức dân gian vẫn được cộng đồng người Mông ở Than Uyên ứng dụng vào đời sống sinh hoạt, vào quá trình lao động sản xuất…
7.1.2. Tri thức dân gian trong việc phán đoán thời tiết dựa vào các đặc điểm của thiên nhiên (hiện tượng của mây, nắng, gió, cây, con…)
a)  Khái quát tri thức:
Từ xa sưa Người Mông đã sớm biết vận dụng các hiện tượng thiên nhiên, cụ thể là nhìn trời, nhìn sao nhìn mây để đoán định thời tiết để phục vụ canh tác, phục vụ đi rừng săn bắn, lấy gỗ làm nhà...
b) Hiện trạng tri thức: Hiện nay các tri thức dân gian này vẫn được áp dụng;  .
c) Có vai trò quan trọng trong dời sống lao động sản xuất của đồng bào. Ngày nay điều kiện phát triển con người được tiếp cận với công nghệ, nên việc xem thời tiết được thực hiện dễ dàng qua điện thoại hoặc các phương tiện khác.
7.2. Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe:
7.2.1. Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh:
a) Các kiêng kỵ: Khi trong nhà có trẻ sơ sinh, người Mông kiêng không cho bất cứ người lạ nào vào nhà, theo quan niệm của người Mông người là vào thì người mẹ sẽ bị mất sữa. Sau 3 ngày, làm lễ đặt tên xong thì người lạ mới được vào và cũng đống nghĩa với không còn kiêng nữa..
c) Các bài thuốc dân gian: Người Mông có nhiều bài thuống dân gian để chăm sóc sức khỏe cho thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh; đó là các bài thuốc nam giúp cho an thai, các bài thuốc cho các sản phụ nhanh khỏe; các bài thuốc tắm cho trẻ sơ sinh khỏ mụn nhọt, các bài thuốc chữa bệnh cho thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh hoàn toàn bằng thuốc nam rất tốt và hiệu quả.
7.2.3. Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe người ốm, đau, bệnh:
Người Mông cũng như một số dân tộc khác đều biết các bài thuốc nam để chữa bênh cho người ốm đau. Ngoài ra người Mông quan niệm con người có linh hồn và người ốm đâu là do ma quỷ, thần linh bắt hồn làm cho người ốm đau, nên còn làm các lễ cúng để xua đuổi mà tà với mục đích chữa bệnh.
7.3. Tri thức dân gian trong ăn, mặc, ở, đi lại:
7.3.1. Tri thức dân gian trong ăn uống:
a) Số bữa ăn trong ngày và thời gian ăn: thường là hai bữa trưa và tối.
b) Các món ăn phổ biến (gồm cả lương thực và thực phẩm): Gồm các món ăn phổ biến như: Cơm, mèn mèn, thịt sấy gác bếp, bánh dày, thịt gà, thịt lợn, các loại rau, củ ...
c) Cách cách bảo quản và sơ chế các món ăn phổ biến: Bảo quản thông thường.
d) Các cách chế biến các món ăn phổ biến: Các món thịt chủ yếu là luộc, nấu canh, các gia vị chủ yếu, gừng, tỏi, ớt...
7.3.2. Tri thức dân gian trong trang phục (y phục và trang sức):
a) Khái quát các bộ phận của y phục, trang sức:
- Miêu tả khái quát các bộ phận của y phục, trang sức nam giới trưởng thành: Trang phục của nam giới Trang phục của đàn ông dân tộc H’mông đơn giản hơn chủ yếu là màu tối tím than và sen kẽ một số hoạ tiết đơn giản. Đa phần họ đều mặc quần kiểu chân què, cạp rộng lá toạ, đũng quần rất thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại chặt. Quần của nam giới Mông có nét riêng không giống bất cứ dân tộc nào. Áo của nam giới Mông lại có nhiều vẻ khác nhau. Nam giới Mông Đen mặc áo ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, bên trong mặc một chiếc áo lót trắng dài hơn, áo của nam giới Mông Trắng lại có tay hẹp, có 4 túi và cài khuy ngang bằng vải, cổ áo tròn, đứng và cao từ 2,5-3cm. Nam giới Mông Hoa lại mặc áo cài khuy bên nách, không có cổ đứng nhưng rìa cổ được viền một dải nhỏ vải khác màu. Đàn ông Mông cũng dùng khăn quấn đầu và cổ, nhất là vào mùa đông, hơn thế nữa họ còn đeo vòng cổ, ngày lễ tết đi chơi
+ Tên gọi (phiên âm, dịch nghĩa tên thường gọi và các tên gọi khác): Quần (chì cho ), áo (Xcho), váy ( đải tia), vòng cổ (kauj tùng), vòng tay (câu pa).
+ Chất liệu: Lanh
+ Kiểu dáng: Quần kiểu chân qòe; áo kiểu bó sát thân,
+ Kích thước: được đo và may theo kích cỡ cơ thể từng người cụ thể
+ Màu nền: Màu chủ đạo là màu chàm (đen nâu)
+ Hoa văn (màu sắc, đồ án trang trí, ý nghĩa…): không có hoa văn.
- Miêu tả khái quát các bộ phận của y phục, trang sức nữ giới trưởng thành:
+ Tên gọi Phụ nữ Mông Trắng thì trang phục thường làm bằng vải lanh trắng và áo thường xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếm sau lưng. Phụ nữ Mông Hoa thì áo lại xẻ nách, trên vai và ngực có nẹp thêm các đường vải màu, chỉ màu. Phụ nữ Mông Đen cũng mặc váy áo như phụ nữ Mông Trắng và Mông Hoa nhưng ngắn hơn, áo của họ cũng mở ngực và thêu hoa. Chiếc khăn quấn trên đầu được làm bằng sợi vỏ cây rừng được nhuộm nhiều màu rực rỡ, và trang trí bằng những chiếc lắc chuông, vừa để làm đẹp và giữ ấm khi trời lạnh..
+ Chất liệu: Chất liệu của các trang phục chủ yếu là lanh; chất liệu của các đồ trang sức chủ yếu là bạc.
7.3.3. Tri thức dân gian trong đi lại và vận chuyển:
a. Miêu tả các tri thức dân gian trong đi lại và vận chuyển:
- Cơ sở hạ tầng cho đi lại và vận chuyển chủ yếu (* Tập trung vào yếu tố truyền thống. VD: Đường bộ là đường mòn dân sinh; đường thủy là sông)
- Cách thức đi lại và vận chuyển: Người Mông chủ yếu sinh sống trên những cùng đồi, núi cao, trước đây điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, người dân đi lại chủ yêu bằng các đường dân sinh, đường mòn, nên người Mông sử dụng  phương tiện vận chuyển chủ yếu là Ngựa thồ. Ngày nay các phượng tiện, giao thông phát triển, người ta sử dụng nhiều bằng phương tiện máy móc.
+ Cách thức đi lại trên bộ: Bằng ngựa là chủ yếu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 12/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.86%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 221
Mức độ 3: 36
Mức độ 4: 52
Đã tiếp nhận: 669
Đã giải quyết: 738
Quá hạn: 1 - 0.14%
Trước & đúng hạn: 738 - 99.86%
(tự động cập nhật vào lúc
10:41:19, 26/12/2024)
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay12,051
  • Tháng hiện tại269,817
  • Tháng trước387,321
  • Tổng lượt truy cập17,283,018
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây