Câu hỏi:
Quy định về trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc theo Bộ luật Lao động năm 2012
Theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 10, Điều 36 (do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã) người lao động đã làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, Điều 49 cũng quy định người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên khi mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 44) hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 45). Vậy tôi xin hỏi có phải theo Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động (đã làm việc từ 12 tháng trở lên) khi nghỉ việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì được hưởng cả trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc có đúng không? Trong trường hợp này quy định của luật lao động hiện hành có cho phép hưởng cả trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc không?
Trả lời:
Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Căn cứ vào quy định nói trên, đối với những người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, nếu bị chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do được nêu tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 Điều 36 thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Theo như bạn trình bày, bạn muốn hỏi về trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng theo khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012.
Khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau: “Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.” Như vậy, theo quy định này, hợp đồng lao động được chấm dứt trong hai trường hợp sau: thứ nhất là trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, thứ hai là trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách, doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đối với trường hợp thứ nhất, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ phải trả cho người lao động trợ cấp thôi việc theo quy định của Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012.
Đối với trường hợp thứ hai, trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách, doanh nghiệp, hợp tác xã, người sử dụng lao động phải tuân thủ các nghĩa vụ của pháp luật tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động năm 2012.
Theo đó, Điều 44 và Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2012 có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”.
Căn cứ vào các quy định trên, về cơ bản, khi có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc khi sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm tiếp tục sử dụng người lao động. Trong trường hợp không thể giải quyết được việc làm mới hoặc không thể sử dụng hết số lao động hiện có mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trợ trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể là:
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”
Như vậy, người lao động khi phải nghỉ việc do thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp thì được nhận trợ cấp mất việc làm thay cho trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012 thì thời gian mà người lao động đã được chi trả trợ thôi việc và thời gian đóng bảo hiệm thất nghiệp không được tính vào thời gian để tính trợ cấp mất việc làm. Vì vậy, trong trường hợp người lao động được bị mất việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, người lao động không được hưởng cả hai chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc cùng một lúc.
 
Trang TTĐT Xã, Thị trấn

3664/KH-UBND

Thực hiện Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn huyện Than Uyên

Thời gian đăng: 11/10/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:17

3663/KH-UBND

Kế hoạch Hành động về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện Than Uyên

Thời gian đăng: 12/10/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:17

2542/QĐ-UBND

Quyết định Thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể huyện Than Uyên

Thời gian đăng: 10/10/2024

lượt xem: 40 | lượt tải:14

3619/KH-UBND

Thực hiện Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 38 | lượt tải:15

3461/KH-UBND

Kế hoạch chuyển đổi số của UBND huyện Than Uyên năm 2025

Thời gian đăng: 10/10/2024

lượt xem: 50 | lượt tải:28
TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 10/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.83%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 192
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 61
Đã tiếp nhận: 511
Đã giải quyết: 578
Quá hạn: 1 - 0.17%
Trước & đúng hạn: 578 - 99.83%
(tự động cập nhật vào lúc
13:04:51, 13/10/2024)
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay10,015
  • Tháng hiện tại191,672
  • Tổng lượt truy cập16,364,411
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down
Gửi phản hồi