Trang Thông tin điện tử huyện Than Uyên

NẾP SỐNG MỚI TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG KHÁT VỌNG LAN TỎA

Thứ sáu - 26/01/2024 04:03
Huyện Than Uyên có tổng số 70.626 người, trong đó dân tộc Mông 1.421 hộ/8.598 khẩu sinh sống tập trung tại 21 bản thuộc 8 xã. Những năm trước đây, đời sống của đồng bào Mông còn nghèo nàn, lạc hậu. Sau 5 năm triển khai ký cam kết thực hiện nếp sống mới, đồng bảo Mông thay đổi nhận thức và trở thành phong trào, sức sống mới đã và đang lan tỏa mạnh mẽ, với nhiều gương người tốt, việc tốt; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt.
Đ/C GIÀNG PÁO MỶ - BÍ THƯ TỈNH UỶ THĂM QUAN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TẠI TRƯỜNG HỌC XÃ TÀ MUNG
Đ/C GIÀNG PÁO MỶ - BÍ THƯ TỈNH UỶ THĂM QUAN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TẠI TRƯỜNG HỌC XÃ TÀ MUNG
      Những năm trước đây, do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông còn nhiều hủ tục lạc hậu, nhất là vấn đề “tảo hôn”, “thách cưới”;  nghiện hút, dẫn đến đời sống của nhân dân đã khó khăn lại càng gặp nhiều khó khăn; nghèo nàn, lạc hậu. Dưới ánh sáng nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ huyện, sự chỉ đạo triển khai quyết liệt của UBND huyện, Ban dân vận huyện ủy, UBMTTQ huyện, các ban ngành đoàn thể, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Với nhiều biện pháp, cách làm “Dân vận khéo”, đặc biệt là tích cực tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn ký cam kết thực hiện nếp sống mới trong đồng bảo dân tộc Mông. Bản cam kết về thực hiện nếp sống mới của dân tộc Mông, trọng tâm là nội dung “5 việc phải làm, 5 việc không nên làm”. Năm 2017 tổ chức Hội nghị thí điểm ký cam kết nếp sống văn hóa mới tại 05 bản Mông xã Phúc Than với 948 lượt người dự, tạo được sự đồng thuận của nhân dân và thực hiện với nhiều chuyển biến tích cực. Sau sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm đã nhân rộng triển khai đến 7 xã còn lại; thành lập được 08 Ban vận động thực hiện Nếp sống văn hoá mới vùng đồng bào dân tộc Mông tại 08 xã có bản Mông. Hàng năm mở nhiều hội nghị; đợt tập huấn, tuyên truyền thông qua các tổ chức hội, đội; thôn bản, trưởng dòng họ, người có uy tín. Cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành việc làm cụ thể, vận động đồng bào Mông thực hiện tốt phong trào thi đua “dân vận khéo”, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nhất là vấn đề “tảo hôn”, “thách cưới”. Xây dựng quy ước thôn bản gắn với các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng; phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT Tết độc lập 2/9, các lễ hội Xoè Chiêng, Gầu Tào, Lùng Tùng trong dịp Tết Nguyên đán. Đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo bền vững. Năm 2022, tổ chức 01 hội nghị có 43 đại biểu dự; năm 2023, tổ chức 01 hội nghị gặp mặt người có uy tín nhân dịp đầu xuân năm mới có 56 đại biểu; tổ chức 21 hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hoá mới vùng đồng bào dân tộc Mông cho 1.350 lượt người dự. Đồng bào quan tâm cho con em đến trường học tập đầy đủ hơn so với trước. Nhiều em học sinh dân tộc Mông tốt nghiệp đại học, cao đẳng tại các trường, tham gia làm công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước; trên 98% người dân đến trạm y tế khám, chữa bệnh; các cặp vợ chồng khi sinh con đều đến trạm y tế. Từ khi ký cam kết đến nay có 64 cặp có ý định tảo hôn, đã vận động được 51/64 cặp dừng lại, cam kết khi đủ tuổi mới kết hôn.Việc cưới, việc tang được thực hiện đảm bảo theo nếp sống văn hóa mới, văn minh, tiết kiệm.
      Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với nhiều biện pháp pháp, cách làm sáng tạo, nỗ lực triển khai thực hiện quyết liệt, đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực tự lực tự cường của đồng bào Mông, đẩy lùi phong tục tập quán lạc hậu; làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều cá nhân, tập thể đã được biểu dương khen thưởng trong các dịp sơ kết thực hiện nếp sống văn hoá mới và các phong trào thi đua. Dịp sơ kết 03 năm khen 21 cá nhân như: Giàng A Dia, Hờ A Páo, Giàng A Măng xã Tà Mung; Giàng Nủ Chư xã Mường Cang; Hờ A Thái, Lý A Khua xã Pha Mu; Sùng A Giàng, Cứ A Thái, Giàng A Phớ xã Phúc Than; Kháng Siu Páo, Sùng A Sử xã Tà Hừa; Sùng A Phua, Mùa A Cá xã Khoen On và 03 tập thể Bản Nậm Mở xã Tà Mung; Bản Hua Than xã Mường Than; Bản Sam Sẩu xã Phúc Than. Sau 5 năm nỗ lực triển khai thực hiện quyết liệt. Đến nay, có tổng số 1.391 hộ/1.414 hộ đồng bào dân tộc Mông tại 21 bản thuộc Mông đã ký cam kết và thực hiện tốt các nội dung cam kết nếp sống văn hóa mới, tập trung phát triển kinh tế gia đình, không di cư tự do, không chặt, phá rừng làm nương rẫy. Tích cực trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế như: Cây chè, Sơn tra, Mắc ca, Thảo quả và các loại cây trồng, mô hình khác. Góp đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng  nông thôn đổi mới. Nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, mô hình chuỗi liên kết phát triển kinh tế hiệu quả có thu nhập cao, tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho đồng bào Mông. Tiêu biểu như: Mô hình trồng rau vụ đông của anh Lý A Sử, Hờ A Páo bản Nậm Pắt; Mùa A Páo Bí thư Đoàn xã cho thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/vụ; Mô hình chăn nuôi trâu bò vỗ béo tập trung của ông Hảng A Páo bản Hô Ta tổng giá trị mô hình trên 200 triệu đồng, thu nhập bình quân khoảng 80 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 2 lao động, hiện nay đang có 14 con bò và 06 con trâu. Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt của ông Mùa A Chú bản Đán Tọ, tổng giá trị trên 500 triệu đồng, cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho 2 lao động; Mô hình trồng Chanh leo của HTX Nông nghiệp xã Tà Mung do ông Mùa A Mang làm chủ nhiệm với tổng diện tích là 21,32 ha (của 21 hộ gia đình), từ khi cho thu quả đến nay đã thu được khoảng trên 600 triệu đồng; Mô hình hợp tác xã thanh niên liên kết và nuôi ong rừng tự nhiên của anh Kháng A Chính bản Huổi Bắc xã Pha Mu, bước đầu liên kết 1000lít/năm, đã đưa sản phẩm mật ong Pha Mu thành sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Mô hình trồng ngô lai tập trung của bản Noong Quài với tổng diện tích năm 2022 là 25 ha, cho thu nhập là trên 500 triệu đồng/vụ, năm 2023 là 30 ha, cho thu nhập là trên 900 triệu đồng/vụ. Qua các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, số hộ đồng bào Mông thoát nghèo ngày càng tăng lên, từ khi ký cam kết đến nay đã có 331 hộ đồng bào Mông thoát nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng nông thôn đổi mới ngày càng khởi sắc.
      Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Huyện Ủy, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ cơ sở; sự đồng thuận của nhân dân. Phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua, vận dụng sáng tạo và hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Nếp sống mới trong đồng bào dân tộc Mông sẽ tiếp tục được phát, huy, lan tỏa mạnh mẽ với khát vọng: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng huyện Than Uyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025, giàu đẹp, văn minh.

Tác giả: Đỗ Công Hanh - Trung tâm VHTT&TT huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 11/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.69%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 193
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 61
Đã tiếp nhận: 575
Đã giải quyết: 637
Quá hạn: 2 - 0.31%
Trước & đúng hạn: 637 - 99.69%
(tự động cập nhật vào lúc
17:26:47, 09/11/2024)
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay11,593
  • Tháng hiện tại103,194
  • Tháng trước453,141
  • Tổng lượt truy cập16,729,074
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây