Nghệ thuật làm đàn Tính Tẩu

Thứ hai - 18/11/2019 21:41
Tính tẩu là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái, Tày, Nùng nói chung, dân tộc Thái huyện Than Uyên nói riêng. Đàn được dùng trong đời sống tâm linh, trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn. Cây đàn tính tẩu trong âm nhạc của người Thái giữ vị trí và vai trò quan trọng. Đàn là nhạc cụ chính, dẫn dắt, nâng đỡ cho giọng hát của người diễn xướng. Đàn tính thuộc đàn họ dây, khi biểu diễn, người chơi dùng ngón tay trỏ của tay phải để gảy.
Các thành viên câu lạc bộ đàn Tính hát Then huyện Than Uyên
Các thành viên câu lạc bộ đàn Tính hát Then huyện Than Uyên
        Hiện nay, cùng với việc bảo tồn các làn điệu hát then, các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, người nghệ nhân làm tính tẩu luôn tích cực truyền dạy nghệ thuật làm đàn cho các lớp thế hệ kế cận, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc tại mỗi địa phương lại lưu truyền kỹ thuật làm đàn khác nhau. Ông Lò Văn Chơn – bản Phiêng Cẩm, xã Mường Cang, huyện Than Uyên cho biết: để làm hoàn chỉnh một cây đàn tính tẩu, phải trải qua những công đoạn cơ bản từ các bộ phận chính là thân đàn, bầu đàn, dây đàn rồi đến các chi tiết nhỏ làm đẹp như trang trí họa tiết hoa văn cho cây đàn trước khi sử dụng. Đầu tiên là làm thân đàn, công đoạn này đòi hỏi người nghệ nhân phải tỉ mỉ và cẩn thận; Thân đàn làm từ gỗ của cây hoa Sữa rừng lâu năm, tiếng Thái gọi là co tin Pết (cây chân Vịt) và được làm  hoàn toàn bằng thủ công, đẽo, gọt công phu với chiều dài khoảng 1m, tùy theo sải tay của người sử dụng. 
          Cũng theo ông Lò Văn Chơn, người làm Đàn tốt thì đương nhiên phải biết đánh đàn và thuộc nhiều làn điệu Then. Theo kinh nghiệm ông cha truyền lại thì công thức cho tỷ lệ bầu đàn và cần đàn là sẽ theo kích cỡ nắm tay của người thợ làm đàn đó, tức là “sam căm tẩu, cẩu căm càn” (chiều rộng mặt bầu được đo bằng ba nắm tay, chiều dài thân đàn là chín nắm tay). Phía trên thân đàn thường có hình cong tựa như đầu rồng hay đuôi gà để gắn các nút chỉnh sức căng cho dây đàn. Tiếp đến người nghệ nhân sẽ làm bầu đàn, sau khi phơi khô, quả bầu sẽ được để trên gác bếp cho có màu đỏ thẫm, sau đó được người nghệ nhân định hình, tạo mặt phẳng gắn vào mặt đàn và đục từ 4 đến 5 lỗ chính ở mặt sau quả bầu để tạo âm vang cho đàn. Kích thước của lỗ đục cũng phải tùy theo kích thước to hay nhỏ của quả bầu. 
Chơn 2
Ông Lò Văn Chơn giới thiệu về cây Tính tẩu
        Công đoạn tiếp theo là làm nắp đàn, nắp đàn làm bằng chất liệu gỗ nhẹ, mềm, dày khoảng 3 mm để tạo tiếng vang, sau đó gắn vào mặt cắt của bầu đàn. Cuối cùng là phần lắp dây đàn. Đàn tính tẩu truyền thống (ở huyện Than Uyên) thường có 3 dây, cũng có nơi người ta sử dụng 2 dây. Ngày xưa, các loại chất liệu làm dây Đàn chưa đa dạng, người ta lựa chọn dây đàn bằng tơ được xe lại; ngày nay người nghệ nhân làm đàn có thể thay bằng các loại dây chất liệu khác như dây cước,... Nghệ nhân Lò Văn Chơn chia sẻ về cách chỉnh dây đàn: đầu tiên là lên dây son, tiếp theo là dây đồ và căng dây ở giữa là dây đệm cho 2 dây son và đồ, tất cả các dây phải chỉnh có độ căng hợp lý và còn tùy chỉnh cho phù hợp với khi hát các điệu Then khác nhau. 
           Để làm được cây đàn tính tẩu “hay” cần có kỹ thuật tốt và tính kiên trì, đôi bàn tay khéo léo. Một cây đàn tính tẩu tốt cần hội tụ đủ các yếu tố như: Bầu đàn đủ kích cỡ, vị trí đục lỗ trên quả bầu và chỉnh dây tạo âm thanh chuẩn. Ngoài ra, người thợ còn phải là người biết hát các điệu then để xử lý những nốt, quãng âm cơ bản. Với cá nhân ông Chơn, ông vừa biết hát điệu then, vừa biết đánh đàn tính, nên việc chỉnh dây đàn thường không mất nhiều thời gian. Sau khi hoàn thiện cây đàn tính, ông lại gẩy một điệu then để kiểm tra chất lượng âm thanh của đàn.
         Trải qua bao đời, cây đàn tính tẩu luôn khẳng định vị trí không thể thay thế trong biểu diễn làn điệu then ở các lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống; Đàn tính, hát then góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, là món ăn tinh thần trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Thái. Việc gìn giữ, lưu truyền nghệ thuật làm đàn tính tẩu cho thế hệ trẻ ở huyện Than Uyên vẫn được các nghệ nhân như ông Lò Văn Chơn tiếp tục truyền dạy./. 

Tác giả: Tuấn Kiệt - Đài TT-TH Than Uyên

Nguồn tin: Đài TT-TH Than Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 2.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trang TTĐT Xã, Thị trấn

146/NQ-HĐND

Nghị quyết phê chuẩn Quyết toán ngân sách địa phương năm 2023

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 255 | lượt tải:98

147/NQ-HĐND

Nghị quyết điều chỉnh một số nội dung thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phân bổ, bổ sung và điều chỉnh dự toán ngân sách huyện, xã để thực hiện các chính sách, nhiệm v

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 203 | lượt tải:55

148/NQ-HĐND

Nghị quyết Quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương khởi công mới giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 263 | lượt tải:64

149/NQ-HĐND

Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 239 | lượt tải:67

150/NQ-HĐND

Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2024

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 222 | lượt tải:71
TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 10/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.82%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 192
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 61
Đã tiếp nhận: 496
Đã giải quyết: 563
Quá hạn: 1 - 0.18%
Trước & đúng hạn: 563 - 99.82%
(tự động cập nhật vào lúc
22:28:55, 05/10/2024)
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay13,462
  • Tháng hiện tại66,989
  • Tổng lượt truy cập16,239,728
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down
Gửi phản hồi