Quá trình hình thành và phát triển huyện Than Uyên

Thứ tư - 27/03/2019 23:22
         Than Uyên là vùng đất cổ thuộc văn hoá Hoà Bình cách ngày nay từ 8.000 năm đến một vạn năm. Nhiều dấu tích về khảo cổ học phát hiện một số hiện vật đồng thau như: Rừu, lưỡi xéo, trống thuộc Văn hoá Đông Sơn thời vua Hùng dựng nước. Điều đó đã minh chứng cư dân có mặt ở vùng đất nơi đây khá sớm. Vùng đất Than Uyên vốn thuộc châu Đăng từ thời Lý, sang thời Trần, Hồ đến Lễ - Nguyễn đổi gọi là châu Chiêu Tấn, thuộc phủ Yên Tây của thừa tuyên Hưng Hoá. Châu Chiêu Tấn hợp thành bởi nhiều mường nhỏ gộp lại như: Mường Chiêu (Chiềng Pung), Mường Than, Mường Kim, Mường Cang, Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dưong Dạt), Mường Bo, San Thàng (Tam Đường), Mường Khoá (thôn Lâm). Đến thời nhà Nguyễn, đời Tự Đức năm thứ tư 1851, lỵ sở châu Chiêu Tấn đặt ở vùng đất Than Uyên ngày nay.[1]
          Châu Than Uyên là địa danh do Thực dân Pháp đặt cách đây 110 năm về trước (28/06/1909 - 28/06/2019). Lúc đó Châu Than Uyên bao gồm: Than Uyên, Tân Uyên và Mù Cang Chải ngày nay) thuộc tỉnh Lai Châu. Khi mới thành lập Châu Than Uyên có khoảng 5000 người, đông nhất là người Thái, người Hmông, người Kháng…Than Uyên dưới thời thuộc Pháp, đời sống nhân dân các dân tộc vô cùng cực khổ, lầm than do thủ đoạn cai trị vừa duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, biến bộ máy cai trị phong kiến thành bộ máy thống trị tay sai; mặt khác chúng tăng cường nắm chặt quyền chỉ huy vũ trang, tăng cường bộ máy đàn áp, trang bị súng, việc bắt lính thường xuyên diễn ra ở khắp các bản, áp bức, bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ. Bộ máy hành chính ở Than Uyên được chú trọng xây dựng, chia Châu Than Uyên thành 6 tổng; trong đó 4 tổng ở Than Uyên (Than Uyên và Tân Uyên) gồm: Tổng Lương Thiện (Mường Cang) gồm: Cáp Na, Tà Hừa, Mường Cang, Hua Nà đến Tà Mít: Tổng Mường Than gồm: Mường Than, Mường Mít, Pắc Ta, Hô Mít; Tổng Mường Khoa gồm: Thân Thuộc, Mường Khoa, Nậm Cần, Nậm sỏ; Tổng Mường Kim gồm: Mường Kim, Khoen On.  02 tổng: Chu Chẻn Phùng và Kim Nọi thuộc Mù Cang Chải. Đây chính là việc thực hiện âm mưu: Chia để trị, dùng người địa phương để đánh người địa phương. Ngoài duy trì các hình thức bóc lột của chế độ Phong kiến mang đặc trưng vùng dân tộc Thái, chúng còn đẻ ra nhiều hình thức bóc lột nặng nề khác. Trong đó: PhuThuế là 2 hình thức bóc lột dã man của Thực dân Pháp đối với người dân Than Uyên. Con đường qua Văn Bàn, Khau co vào Than Uyên thường đẫm máu và nước mắt của người dân, bởi họ thường xuyên bị đánh đập, bắt khuân vác hàng hoá nặng nề…lao động nặng nhọc cùng với sinh hoạt khổ cực, sốt rét và thú dữ luôn hoành hành…khiến số phận người đi Phu mỏng manh, nhiều người gửi xác lại dọc đường tải lương, chuyển hàng. Thuế hàng năm: mỗi người dân phải nộp tương đương 3 con trâu, 7 gánh thóc mới đủ tiền nộp. Chính sách độc quyền về giá cả, khiến muối trở thành mặt hàng quá đắt đỏ. Mỗi người phải nộp thuế gián thu một năm dưới nhiều hình thức là 1 đồng (tương đương trên 4 gánh thóc). Người dân Than Uyên phải chịu 2 tầng áp bức nặng nề, lại phải chịu đòn phu phen, thuế má và nhiều nghĩa vụ vô lý khác…Đời sống nhân dân rất cực khổ, luôn lâm vào tình trạng đói, rách thường xuyên. Với chính sách “Ngu dân” để dễ bề cai trị, những năm Thực dân Pháp đô hộ 98% người dân Châu Than Uyên mù chữ.
             Than Uyên cũng như vùng khác ở Tây Bắc trở thành Châu thuộc địa của Thực dân Pháp, xã hội chuyển từ xã hội Phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa Phong kiến. Xã hội thực dân nửa Phong kiến, nhưng mang nhiều nét đặc thù của miền núi Tây Bắc, quá trình chiếm đoạt, áp dụng các chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Than Uyên cũng là quá trình diễn ra sự phân hoá, mâu thuẫn giai cấp, dân tộc sâu sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc Than Uyên dưới thời cai trị của bọn Thực dân Pháp vô cùng cực khổ, họ không được coi là con người, quyền tối thiểu nhất của con người họ cũng không được hưởng, đời sống tăm tối, lao khổ ấy tưởng chừng như không có đường ra.
            Người Than Uyên khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn đến với mình và điều đó đã trở thành hiện thực. Đó là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, điều kiện để có sự phát triển toàn diện của mỗi người; Niềm vui, niềm tự hào của người dân Than Uyên khi có Đảng, có Bác Hồ dẫn lối, chỉ đường: Ngày 7/8/1948, Tỉnh Uỷ Yên Bái thành lập Ban cán sự Đảng Than Uyên. Đây là điểm mốc quan trọng đối với nhân dân các dân tộc Than Uyên. Từ đây phong trào cách mạng ở Than Uyên chính thức có Ban cán sự Đảng tại địa phương trực tiếp lãnh đạo, hoà vào dòng thác cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 15/10/1952, Than Uyên được giải phóng hoàn toàn khỏi Thực dân Pháp, thắng lợi vĩ đại này khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo, kịp thời tổ chức, chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương mau chóng giành thắng lợi của huyện uỷ Than Uyên dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tháng 7/1954 Than Uyên đã giải quyết cơ bản nạn phỉ trên địa bàn. Thành tích tiễu phỉ xuất sắc của quân và dân Than Uyên khẳng định sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Huyện Uỷ trong việc tuyên truyền, giác ngộ, phối hợp khéo léo giữa các lực lượng để "Gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng". Dù là huyện vùng cao, kinh tế rất khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc Than Uyên đã tích cực thực hiện các phong trào cách mạng, tích cực đóng góp sức người, sức của chi viện cho cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp mau chóng đi đến thắng lợi, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu "của dân tộc Việt Nam 1954.
         Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, huyện Than Uyên xác định đúng đắn con đường đi lên CNXH thông qua Cuộc vận động xây dựng Hợp tác hoá, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải bám lấy ruộng đồng để sản xuất, tích cực thực hiện khẩu hiệu: "Vừa chắc tay cày, vừa chắc tay súng"; "Thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang". Qua 10 năm phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo Than Uyên có nhiều thay đổi, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước đúng như lời Bác Hồ đã từng đánh giá sự đi lên của Miền Bắc sau thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất "Miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, con người đều đổi mới.". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với tinh thần "Vì Miền nam ruột thịt", nhân dân các dân tộc Than Uyên vững vàng bám trụ, anh dũng đấu tranh, thực hiện "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa phục vụ và trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Miền nam, góp phần làm nên thắng lợi của dân tộc: giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975).
   Cùng cả nước đi lên CNXH, góp phần giữ vững biên giới phía bắc, phía tây nam, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Đặc biệt từ 1986, thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi sướng và lãnh đạo, Than Uyên đã bắt nhịp với công cuộc đổi mới, liên tục đạt được những thành tích tự hào trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế có sự phát triển nhanh và toàn diện, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, tháng 3/2018 Than uyên ra khỏi danh sách 62 huyện nghèo của cả nước, tính đến 31/12/2020 Than Uyên có 7/11xã đạt chuẩn nông thôn mới, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị được tăng lên, tạo thế và lực mới cho Than Uyên phát triển hơn nữa.
Than Uyên ngày mới
Than Uyên trải qua những thăng trầm cùng lịch sử phát triển của các tỉnh Yên bái (3/1920 - 1955), khu Tự trị Thái Mèo (1955 - 1962), Nghĩa Lộ (12/1962 - 1975), Hoàng Liên Sơn (01/1976 – 9/1991), Lào Cai (10/1991- 3/2004), Lai châu (4/2004 đến nay).
         Ngày 30/10/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Than Uyên; chia thành 2: Huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009. Vùng đất, con người Than Uyên giàu truyền thống cách mạng, luôn tự lực, tự cường, tự hào, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Diện mạo ngày một thay da đổi thịt, trù phú hơn lên, cùng đó là sự trưởng thành của mỗi con người Than Uyên về mọi mặt. Khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhân dân ta đang xây dựng và công ơn trời bể của Đảng, của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhờ có sự dẫn dắt của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, Nhân dân các dân tộc Than Uyên luôn phát huy tốt truyền thống cách mạng, vượt mọi khó khăn thử thách, một lòng, một dạ theo Đảng, cần cù sáng tạo lao động, công tác, giành nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong công cuộc đổi mới. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Than Uyên tổ chức thực hiện tốt những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc, trong thư Bác gửi đồng bào, cán bộ Lai Châu và đang viết tiếp những trang sử hào hùng của địa phương trong giai đoạn phát triển mới, xứng đáng với danh hiệu Huyện anh hùng mà Đảng, Nhà nước ta đã ghi nhận trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Nhân dân các dân tộc Than Uyên ơn Đảng, ơn Bác, nguyện một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác suốt đời./.[2]
 
[1] Lịch sử Đảng bộ huyện Than Uyên (1945-2010);
 
[2] Cuốn kỷ yếu 110 năm huyện Than Uyên phát hành 2019

Tác giả: Hoàng Mai

Nguồn tin: Lịch sử Đảng bộ huyện Than Uyên (1945-2010); Cuốn kỷ yếu 110 năm huyện Than Uyên phát hành 2019

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Trang TTĐT Xã, Thị trấn

146/NQ-HĐND

Nghị quyết phê chuẩn Quyết toán ngân sách địa phương năm 2023

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 155 | lượt tải:68

147/NQ-HĐND

Nghị quyết điều chỉnh một số nội dung thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phân bổ, bổ sung và điều chỉnh dự toán ngân sách huyện, xã để thực hiện các chính sách, nhiệm v

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 108 | lượt tải:36

148/NQ-HĐND

Nghị quyết Quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương khởi công mới giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 155 | lượt tải:43

149/NQ-HĐND

Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 133 | lượt tải:43

150/NQ-HĐND

Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2024

Thời gian đăng: 06/08/2024

lượt xem: 127 | lượt tải:49
TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 09/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.81%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 192
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 61
Đã tiếp nhận: 450
Đã giải quyết: 523
Quá hạn: 1 - 0.19%
Trước & đúng hạn: 523 - 99.81%
(tự động cập nhật vào lúc
02:01:15, 17/09/2024)
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay16,512
  • Tháng hiện tại355,527
  • Tổng lượt truy cập15,896,789
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down
Gửi phản hồi