I. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành Đảng bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ (sau đây gọi chung là Đảng uỷ), là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội; chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ Than Uyên và trước Đảng bộ xã về tình hình hoạt động trên mọi lĩnh vực của xã Pha Mu. Quyết định những chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác quần chúng nhằm thực hiện Cương lĩnh chính trị Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, cụ thể:
1. Lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ và của cấp trên; duy trì và nâng cao các tiêu chí về nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
1.2. Ban hành Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và từng năm.
1.3. Ban hành Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND). Cho ý kiến về chủ trương, định hướng những vấn đề quan trọng trước khi HĐND thảo luận và quyết định.
1.4. Lãnh đạo chính quyền thực hiện đúng chức năng quản lý hành chính Nhà nước; thực hiện cải cách hành chính; công tác quản lý địa bàn, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững. Thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự; tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.
1.5. Cho chủ trương về: Thực hiện thu, chi ngân sách hằng năm; thực hiện ngân sách 6 tháng, một năm; triển khai thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác do xã làm chủ đầu tư theo phân cấp hoặc được cấp trên giao trước khi trình cấp trên phê duyệt chủ trương hoặc danh mục đầu tư; cho chủ trương chi ngân sách mua sắm trang thiết bị... đối với nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trực tiếp cho xã không thông qua cấp trên phê duyệt và phân bổ.
1.6. Lãnh đạo thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã Pha Mu; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1.7. Định kỳ hằng quý, 6 tháng, 01 năm cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Công tác quốc phòng - an ninh
2.1. Thực hiện sự lãnh đạo toàn diện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội, xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
2.2. Hằng năm ban hành văn bản lãnh đạo về công tác quân sự - quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
3. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
3.1. Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy; chương trình làm việc toàn khoá của Đảng ủy; quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy; chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đảng; Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án, Chương trình, Kế hoạch của cấp ủy cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã.
3.2. Lãnh đạo toàn diện công tác chính trị, tư tưởng trong Đảng bộ. Ban hành các Nghị quyết chuyên đề về công tác chính trị, tư tưởng.
3.3. Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Trung ương, của tỉnh, của huyện về cán bộ và công tác cán bộ tại xã.
3.4. Trình Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở cấp xã; nhân sự bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy; Trình Thường trực Huyện ủy nhân sự ủy viên UBKT, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT đảng ủy (riêng đối với ủy viên UBKT, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã xin ý kiến UBKT Huyện ủy trước khi bầu; đối với cấp trưởng MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phải có văn bản trao đổi ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định).
3.5. Bầu Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên UBKT, Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ.
3.6. Giới thiệu người ứng cử hoặc người được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã.
3.7. Giới thiệu để HĐND bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Trưởng, phó các Ban HĐND xã.
3.8. Giới thiệu nguồn quy hoạch và bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt theo thẩm quyền.
3.9. Chuẩn bị nhân sự cán bộ không chuyên trách cấp xã trình UBND huyện cho chủ trương trước khi tổ chức kiện toàn theo quy định.
3.10. Giới thiệu ứng cử các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Đảng ủy theo phân cấp quản lý cán bộ.
3.11. Quyết định số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên UBKT Đảng ủy theo Quy định của Trung ương, hướng dẫn của cấp trên.
3.12. Thống nhất ý kiến và trình cấp có thẩm quyền các vấn đề về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý hoặc thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên.
3.13. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ theo quy định.
3.14. Thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Thường vụ Đảng ủy về phương hướng cơ cấu nhân sự đại biểu HĐND xã; chuẩn bị phương hướng cơ cấu, nhân sự Ban Chấp hành khóa mới trình Đại hội Đảng bộ xã.
3.15. Chỉ định bổ sung Ban chi ủy, khi cần thiết chỉ định Bí thư, Phó bí thư chi bộ trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương (riêng nội dung chuẩn y kết quả bầu cử Ban chi ủy, Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ trực thuộc; nhận xét đảng viên giữ mối liên hệ và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo Quy định số 213-QĐ/TW do Thường trực Đảng ủy quyết định).
3.16. Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể chi bộ trực thuộc theo Quy định của Điều lệ Đảng và chỉ đạo của cấp ủy cấp trên.
3.17. Thực hiện tự phê bình, phê bình và chất vấn trong các phiên họp Đảng ủy theo quy định.
3.18. Trên cơ sở đề nghị của Ban Thường vụ Đảng uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã thảo luận và quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định: Bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách cán bộ đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Đảng ủy.
Ban Thường vụ Đảng ủy nhận xét, đánh giá đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý đang công tác ở địa phương (trừ các chức danh Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND).
3.19. Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của cấp trên. Trực tiếp tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm của Đảng ủy.
3.20. Quyết định chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm của Đảng ủy; quyết định và kết luận các cuộc kiểm tra, giám sát hằng năm của Đảng ủy theo quy định.
3.21. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo thẩm quyền quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
3.22. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên và giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng thuộc thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
3.23. Hằng năm và cuối nhiệm kỳ tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của Đảng bộ. Định kỳ 6 tháng và hằng năm nghe UBKT Đảng ủy báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ.
3.24. Lãnh đạo toàn diện công tác dân vận, thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
3.25. Ban hành các Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội. Sơ kết, tổng kết thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp trên và của Đảng ủy đối với hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
3.26. Trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng khi có vụ việc tham nhũng xảy ra.
3.27. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ hằng năm, giữa nhiệm kỳ và quyết định các chủ trương, giải pháp để thực hiện đảm bảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.
3.28. Ban hành Nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng viên và Nghị quyết đề nghị công nhận Đảng viên chính thức.
4. Quyết định khen thưởng chi bộ trực thuộc và đảng viên theo quy định. Đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Cho ý kiến về đề nghị khen thưởng bằng khen, các danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh trở lên và các danh hiệu vinh dự Nhà nước.
5. Thảo luận và quyết định những vấn đề khác do Ban Thường vụ Đảng ủy đề nghị theo quy định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện.
6. Triệu tập đại hội đảng bộ theo chỉ đạo của cấp trên; thảo luận và thông qua các văn kiện trình đại hội; giới thiệu với đại hội nhân sự bầu Ban Chấp hành Đảng bộ. Giới thiệu với Ban Chấp hành khóa mới nhân sự bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư; UBKT và chủ nhiệm UBKT Đảng ủy. Chỉ đạo, hướng dẫn đại hội các chi bộ trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên.
II. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng ủy
Ban Thường vụ Đảng ủy xã Pha Mu là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ. Ban Thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm cụ thể hóa chủ trương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Đảng ủy; chuẩn bị nội dung các kỳ họp Đảng ủy và thay mặt Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết của Đảng ủy đã đề ra, cụ thể:
1. Chuẩn bị chương trình làm việc toàn khóa, quy chế làm việc của Đảng ủy và kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trình Đảng ủy. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các kỳ họp của Đảng ủy, Đảng bộ thường kỳ và đột xuất. Quyết định chương trình làm việc hằng năm, tháng của Ban Thường vụ Đảng ủy.
2. Cụ thể hoá và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án của Trung ương, của cấp ủy cấp trên và Nghị quyết của Đảng ủy; thay mặt Đảng ủy lãnh đạo và kiểm tra, giám sát thường xuyên toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ.
3. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo Nghị quyết của Đảng ủy và chỉ đạo của cấp trên. Cho chủ trương sử dụng các khoản chi từ nguồn hỗ trợ của cấp trên, các tổ chức trong và ngoài nước (nếu có) cho các nhu cầu phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp... tại xã.
4. Quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ xã. Quyết định thành lập các Tiểu ban, các Tổ công tác, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc khi xét thấy cần thiết (trừ các Ban Chỉ đạo do Đảng ủy thành lập theo yêu cầu của cấp trên).
5. Tham mưu cho Ban Chấp hành các nội dung quy định tại Điều 1 của Quy chế này.
6. Chuẩn bị nhân sự để Ban Chấp hành Đảng bộ xã xem xét, trình Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy giới thiệu ứng cử các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch MTTQ và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội xã; Uỷ viên UBKT, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy; bổ sung Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy.
7. Chuẩn bị phương hướng cơ cấu giới thiệu nhân sự đại biểu HĐND xã; tham gia ý kiến về nhân sự của cơ sở ứng cử đại biểu HĐND huyện, xã. Chỉ đạo, hướng dẫn Ban chi ủy, các chi bộ trực thuộc thực hiện quy trình nhân sự đại biểu HĐND và giới thiệu cán bộ thuộc diện đảng ủy quản lý ứng cử đại biểu HĐND huyện, xã.
8. Cho ý kiến về nhân sự bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự xã để UBND huyện Than Uyên xem xét, quyết định.
9. Chuẩn bị nguồn quy hoạch và bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch ủy ban MTTQ và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội trình Đảng ủy.
10. Chỉ đạo chuẩn bị việc chất vấn tại Hội nghị Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy theo quy định; chuẩn bị tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định của Đảng, Quốc hội và hướng dẫn của cấp trên.
11. Đề xuất nhận xét, đánh giá cán bộ đối với các chức danh diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; nhận xét đánh giá cán bộ theo quy định; đề nghị cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của cấp trên.
12. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo thẩm quyền quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
III. Trách nhiệm và quyền hạn của Thường trực Đảng ủy
Thường trực Đảng ủy xã gồm đồng chí Bí thư và đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy.
1. Giúp Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của Đảng ủy và kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằng năm, hằng tháng của Ban Thường vụ Đảng ủy và chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của Đảng ủy. Quyết định triệu tập họp Ban Thường vụ Đảng ủy; chuẩn bị các nội dung để trình Ban Thường vụ Đảng ủy; chỉ đạo việc chuẩn bị các nội dung làm việc với lãnh đạo cấp trên khi có yêu cầu.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa chính quyền với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc quán triệt, cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Chuẩn y kết quả bầu cử Ban chi ủy, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ trực thuộc. Nhận xét đảng viên giữ mối liên hệ và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo Quy định số 213-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
4. Chỉ đạo cán bộ, công chức xã kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Chỉ đạo giải quyết các công việc hằng ngày của Đảng bộ, những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ Đảng ủy.
IV. Trách nhiệm và quyền hạn của uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ (gọi tắt là Đảng ủy viên)
1. Tham gia chuẩn bị, tham dự các phiên họp của Đảng ủy (trường hợp không tham dự được phải báo cáo và được sự đồng ý của Thường trực Đảng ủy mới được nghỉ); thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung do Ban Thường vụ Đảng ủy trình; biểu quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm lãnh đạo thực hiện những quyết định đó.
2. Gương mẫu học tập và được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ mọi mặt về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cấp có thẩm quyền.
3. Ghi phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, chất vấn theo Quy chế chất vấn trong Đảng và hướng dẫn của cấp trên.
4. Được quyền bảo lưu ý kiến, nhưng trong khi chờ cấp có thẩm quyền quyết định phải chấp hành theo kết luận của Đảng ủy, không được truyền bá ý kiến cá nhân trái với Nghị quyết dưới bất kỳ hình thức nào; thực hiện nghiêm quy định về phát ngôn và quy định về quản lý tài liệu, giữ bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước.
5. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của cấp ủy cấp trên, của Đảng ủy trong lĩnh vực, địa bàn thôn bản được phân công phụ trách.
6. Các đồng chí Đảng ủy viên có trách nhiệm dự các phiên họp, các buổi sinh hoạt của chi ủy, chi bộ trực thuộc do mình phụ trách.
7. Khi Ban Thường vụ Đảng ủy giao nhiệm vụ, phân công công tác được quyền đề đạt ý kiến, nguyện vọng, nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy.
8. Chủ động đề xuất ý kiến với Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy về chủ trương, chương trình, kế hoạch hoạt động, trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy. Thường xuyên nắm chắc tình hình, báo cáo kịp thời với Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy về những vấn đề quan trọng có liên quan tới lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề phức tạp, đột xuất. Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chỉ đạo và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh tại địa bàn, đơn vị được phân công phụ trách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
9. Định kỳ hằng tháng báo cáo với Đảng ủy những vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách.
10. Không lấy danh nghĩa thay mặt Ban Thường vụ hoặc Đảng ủy để giải quyết công việc, trừ khi được sự ủy nhiệm của Đảng ủy, Ban Thường vụ hoặc phân công của Thường trực Đảng ủy.
11. Nêu cao tinh thần, trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không được nói trái, làm trái nghị quyết, quyết định, kết luận của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy. Cương quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng; giữ gìn sự thống nhất ý chí, hành động và sự đoàn kết trong Đảng bộ. Cùng chi uỷ, chi bộ, cơ quan, tổ chức đoàn thể lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng ở cơ quan, thôn bản được phân công phụ trách.
12. Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và tham mưu với Đảng ủy về đối tượng, nội dung kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực phụ trách trong chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của Đảng ủy.
13. Có lối sống gương mẫu, trong sáng, lành mạnh; xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm. Giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân nơi cư trú và nơi được giao phụ trách.
14. Các đồng chí Đảng ủy viên khi ra khỏi địa bàn huyện, phải báo cáo với Thường trực Đảng ủy.
V. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy
1. Thảo luận và tham gia quyết định các công việc của Ban Thường vụ Đảng ủy.
2. Chịu trách nhiệm toàn diện trước Đảng ủy về các mặt công tác được phân công. Ủy viên Ban Thường vụ có trách nhiệm tham gia vào sự lãnh đạo tập thể của Ban Thường vụ, chủ động nghiên cứu đề xuất những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách để Ban Thường vụ bàn và quyết định hoặc trình Đảng ủy xem xét quyết định. Chịu trách nhiệm trong chỉ đạo, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của cấp trên, của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy thuộc lĩnh vực được giao phụ trách.
3. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy phụ trách các chi bộ trực thuộc có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Đảng ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của cấp ủy cấp trên; Nghị quyết của Đảng ủy, kế hoạch của Ban Thường vụ Đảng ủy.
4. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy phụ trách công tác Đảng căn cứ vào các chủ trương, quyết định của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy để giải quyết các công việc hằng ngày theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
5. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy phụ trách công tác chính quyền thực hiện theo quy chế làm việc của Đảng ủy, chính quyền; giữ mối quan hệ chặt chẽ với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ được phân công phụ trách khối đoàn thể, lĩnh vực có nhiệm vụ cùng các đồng chí Đảng ủy viên khác và cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực đó phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Chuẩn bị hoặc phối hợp chuẩn bị các nội dung thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách theo yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc Thường trực Đảng ủy để trình các phiên họp Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy.
8. Định kỳ hằng tháng báo cáo (khi cần báo cáo đột xuất) với đồng chí Bí thư hoặc đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy về kết quả công tác thuộc lĩnh vực phụ trách, hoạt động của chi bộ được phân công phụ trách; chủ động đề xuất với Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy những vấn đề cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
9. Khi cần, được Ban Thường vụ Đảng ủy ủy nhiệm trực tiếp giải quyết một số công việc cụ thể.
VI. Trách nhiệm và quyền hạn của Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã
Bí thư Đảng ủy là người đứng đầu Đảng ủy chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy; cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, trước Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong toàn xã về sự lãnh đạo của Đảng bộ trên mọi lĩnh vực và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.
1. Chủ trì các công việc của Đảng ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy; chủ trì và kết luận các phiên họp của Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực Đảng ủy những vấn đề quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ và Đảng ủy thảo luận, quyết định.
2. Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ, trong Nhân dân và trực tiếp tổ chức quán triệt trong Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Chỉ đạo và định hướng chuẩn bị các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên trình hội nghị Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy.
3. Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian và những lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp ở địa phương; làm chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự. Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt theo quy định và chịu trách nhiệm về công tác tư tưởng chính trị, tổ chức, cán bộ xã; tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, việc chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định. Chủ động kiến nghị với Ban Thường vụ, với Đảng ủy các chủ trương, biện pháp để cải tiến và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng uỷ; đảm bảo hoạt động của Đảng ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy được thực hiện theo đúng quy chế làm việc, đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Giữ vững đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng uỷ và trong Đảng bộ.
4. Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của cấp ủy cấp trên; chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đảng ủy. Thay mặt Đảng ủy báo cáo với Huyện ủy và thông báo với các chi bộ trực thuộc về tình hình thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ở Đảng bộ và hoạt động của Đảng ủy theo đúng quy định; khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Huyện ủy về tình hình ở cơ sở và chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.
5. Chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy giải quyết các công việc hằng ngày của Đảng bộ; chỉ đạo đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của cấp ủy cấp trên, của Đảng ủy có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước ở cơ sở; khi cần thiết, được yêu cầu các chi bộ trực thuộc Đảng ủy, các cán bộ, công chức, đảng viên báo cáo về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Chỉ đạo các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Đảng ủy viên xử lý, giải quyết những công việc được phụ trách hoặc những việc phát sinh mới.
7. Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác với các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và các phòng, ban nghành, đoàn thể huyện.
8. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ của Đảng uỷ.
9. Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã:
9.1. Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của HĐND xã, Thường trực HĐND xã; chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, Đảng ủy về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, Thường trực HĐND xã theo qui định của pháp luật và quy chế hoạt động của HĐND xã;
9.2. Giữ mối quan hệ giữa HĐND xã với Thường trực HĐND huyện, các ban HĐND huyện, tổ đại biểu HĐND huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy, UBND xã, Ủy ban MTTQ xã, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã; Chỉ đạo việc cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng, Nghị quyết của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy.
9.3. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND xã hàng năm và cả nhiệm kỳ; Chủ tọa các kỳ họp HĐND xã, điều hành các phiên khai mạc, chất vấn, thông qua nghị quyết và bế mạc kỳ họp. Chủ trì và kết luận nội dung các phiên họp thường kỳ và đột xuất của Thường trực HĐND xã; quyết định và dự kiến thời gian, nội dung chương trình kỳ họp và Quyết định triệu tập kỳ họp HĐND xã.
9.4. Ký chứng thực Nghị quyết, biên bản các kỳ họp HĐND xã, ký báo cáo tình hình tổ chức hoạt động của HĐND xã 6 tháng, năm, giữa nhiệm kỳ của HĐND xã và các văn bản quan trọng khác.
9.5. Công tác chuẩn bị nhân sự HĐND xã bầu các chức danh của HĐND xã, UBND xã, công tác đối ngoại, thi đua khen thưởng, kỷ luật của HĐND xã, chỉ đạo thực hiện kinh phí hoạt động của HĐND xã theo quy định. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề lớn phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết HĐND xã giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền giải quyết của HĐND, Thường trực HĐND xã.
9.6. Quyết định chương trình giám sát của thường trực HĐND xã hằng năm, quyết định thành lập các đoàn giám sát của thường trực HĐND xã.
9.7. Thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định.
9.8. Phụ trách chung, chỉ đạo điều hòa phối hợp hoạt động các Ban HĐND xã.
9.9. Trực tiếp chỉ đạo các cuộc giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề thuộc thẩm quyền của HĐND xã theo quy định Điều 61, Điều 63 Luật tổ chức chính quyền địa phương.
9.10. Chỉ đạo HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND xã, UBND xã và Ban của HĐND xã; giám sát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND xã ban hành. Khi xét thấy cần thiết, HĐND xã, Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.
9.11. Chỉ đạo đại biểu HĐND xã thực hiện chức năng chất vấn Chủ tịch UBND xã, thành viên khác của UBND xã; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.
9.12. Chỉ đạo lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch HĐND xã.
VII. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Bí thư Đảng ủy
Phó Bí thư Đảng ủy xã cùng các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thường trực Đảng ủy theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.
1. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy chuẩn bị dự thảo quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của Đảng ủy; chương trình công tác năm, hằng tháng của Ban Thường vụ Đảng ủy; chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm của Đảng ủy và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy chế, các chương trình công tác đã đề ra; trực tiếp chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy.
2. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ, tập thể Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy điều hành công việc hằng ngày của Đảng bộ. Trực tiếp giải quyết công việc do Bí thư Đảng ủy ủy nhiệm, thay mặt Bí thư khi Bí thư đi vắng.
3. Chỉ đạo hoạt động của UBMTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội. Trực tiếp chỉ đạo một số nhiệm vụ: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác dân vận của Đảng, công tác tôn giáo; công tác thi đua khen thưởng trong Đảng, công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, thành lập tổ chức Đảng; việc cán bộ, công chức kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước; công tác văn phòng Đảng ủy, lưu trữ, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Đảng; công tác tài chính Đảng; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo mật theo quy định.
4. Chỉ đạo công tác đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt và năng lực lãnh đạo của các chi bộ trực thuộc.
5. Trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy; hoạt động của UBKT Đảng ủy. Phối hợp công tác giữa tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, cấp ủy cấp trên, của Đảng ủy. Chủ trì cùng với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy phụ trách lĩnh vực xử lý những việc cần có sự phối hợp hoặc những việc do các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ phụ trách lĩnh vực đề nghị.
6. Đề xuất với tập thể Thường trực, Ban Thường vụ và Đảng ủy những vấn đề cần quan tâm giải quyết thuộc các lĩnh vực, nhiệm vụ mình phụ trách theo quy chế làm việc của Đảng ủy.
7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực Đảng ủy và Bí thư Đảng ủy.
Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ - Chủ tịch UBND
Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã cùng với các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Ban Thường vụ Đảng ủy, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.
1. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ, tập thể Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy về toàn bộ hoạt động của UBND và các bộ phận chuyên môn trong cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật; cùng với các đồng chí Đảng ủy viên công tác trong UBND xã chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
2. Chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức và Nhân dân xã. Cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, quyết định của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan Nhà nước cấp trên, của Đảng ủy và HĐND xã về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ thuộc quyền. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch 5 năm, hằng năm; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh để trình các phiên họp Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy thảo luận quyết định theo quy chế làm việc và chương trình làm việc đã đề ra.
3. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ, tập thể Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy trong chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã; triển khai công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác cải cách hành chính, công tác thi đua - khen thưởng, công tác dân vận của chính quyền; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách và công việc chỉ đạo, điều hành chủ yếu của UBND xã với Thường trực, Ban Thường vụ và Đảng ủy theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
4. Thường xuyên báo cáo tình hình với đồng chí Bí thư Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy về hoạt động của UBND; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của UBND cần báo cáo xin ý kiến tập thể Thường trực, Ban Thường vụ, Đảng ủy; phối hợp chặt chẽ với đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy trong xử lý công việc để đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, điều hành giữa Đảng ủy và chính quyền. Phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của UBND.
Ý kiến bạn đọc