I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn nghệ, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và trí thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thông qua tuyên truyền trên báo chí nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ; tiếp tục quán triệt sâu sắc toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về văn hóa gắn với thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp trên lĩnh vực văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới.
2. Yêu cầu
Công tác tuyên truyền cần đảm bảo đúng định hướng chính trị, tư tưởng, có trọng tâm, trọng điểm, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng gắn với tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị - xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh, huyện nhất là những sự kiện về văn hóa, tạo không khí thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội đảng các cấp đã đề ra.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
- Bối cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”; khẳng định Đề cương là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa; đồng thời tuyên truyền về quá trình kế thừa vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính chất nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa - văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc; tập trung phân tích làm rõ sự bổ sung, phát triển và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng; vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc; văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội...; kết quả việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng bộ huyện, cấp ủy, chính quyền các cấp; về xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu.
- Thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương những mô hình, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiêu biểu để giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa Lai Châu phát triển nhanh và bền vững; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng và xã hội.
- Những vấn đề đặt ra trong công tác văn hóa - văn nghệ thời gian tới; kiến nghị - đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa...
- Sự cấp thiết, ý nghĩa to lớn của việc xây dựng “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”; các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức đối với việc xây dựng các hệ giá trị và quá trình triển khai, đưa các hệ giá trị vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại; phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới.
- Đấu tranh, phản bác, ngăn chặn các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử, vai trò quan trọng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa - văn nghệ, xây dựng con người Việt Nam; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền, lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại.