Trang Thông tin điện tử huyện Than Uyên

Ngân hàng CSXH huyện Than Uyên 20 năm đồng hành cùng người dân thoát nghèo

Thứ hai - 11/07/2022 23:19
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự tham gia tích cực của các cấp ngành, các tổ chức chính trị - xã hội. 20 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh huyện Than Uyên đã thực hiện tốt việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách. Tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, đưa huyện Than Uyên ra khỏi huyện nghèo và ngày càng phát triển.
Toàn cảnh thị trấn Than Uyên
Toàn cảnh thị trấn Than Uyên
      Cùng cán bộ chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Than Uyên đến thăm gia đình anh Lò Văn Triện ở bản Là xã Mường Kim  huyện Than Uyên, một trong những gia đình đã thoát nghèo nhờ nguốn vốn chính sách ưu đãi. Dẫn chúng tôi xem mô hình nuôi bò, lợn của gia đình, Anh Triện chia sẻ: Trước đây, hoàn cảnh gia đình tôi còn gặp nhiều khó khăn và thiếu vốn để phát triển kinh tế. Được sự quan tâm, động viên, tuyên truyền của các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể từ xã đến bản và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Than Uyên. Năm 2011 đến nay, anh Tôi đã được vay 165 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Trong quá trình thực hiện, tôi luôn nhận được sự quan tâm đồng hành, hướng dẫn tận tình của cán bộ ngân hàng chính sách xã hội huyện, của xã nên mô hình kinh tế của gia đình đã ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao. Đến nay, gia đình tôi đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, có điều kiện để lo cho con cái ăn học và mua được các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt.
Cán bộ NHCSXH huyện Than Uyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của gia đình anh Triện
      Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Than Uyên được thành lập theo Quyết định số 141 ngày 30/3/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội. Với nhiệm vụ chính là cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác thông qua phương thức ủy thác từng phần; quản lý, bảo toàn nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Là một trong những huyện nghèo của cả nước, những năm qua, công tác xoá đói, giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền huyện Than Uyên xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Do đó, 20 năm qua, Hoạt động tín dụng Chính sách xã hội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban đại diện HĐQT các cấp, NHCSXH tỉnh, của Huyện ủy, HĐND - UBND huyện và sự phối hợp của các cấp, các ngành, Hội đoàn thể nhận uỷ thác, Chính quyền các xã, thị trấn trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
      Anh Hoàng Văn Thái - Phó giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Than Uyên cho biết: “Tại thời điểm nhận bàn giao, phòng giao dịch đang thực hiện 3 chương trình tín dụng với dư nợ 20,2 tỷ đồng. Xuất phát điểm là huyện nghèo, nguồn lực tại chỗ còn hạn chế, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, địa bàn rộng chủ yếu là đối núi, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao, kết quả xoá đói giảm nghèo chưa bền vững, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện”.
z3514120942892 c30735cff987d40d4564898bdd21ad12
NHCSXH huyện Than Uyên giải ngân vốn vay tại xã Phúc Than
      Để nâng cao hiệu quả Các chương trình cho vay vốn. Hàng năm, Phòng giao dịch đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với thực tiễn của địa phương. Tổ chức ký kết chương trình uỷ thác với các tổ chức chính trị xã hội. Thành lập mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn bản, khu phố và hệ thống Điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Tại đây, các thông tin về điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn của từng chương trình cho vay của NHCSXH đều được niêm yết công khai tại Bảng thông tin tín dụng chính sách, khách hàng giao dịch trực tiếp để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ dưới sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn và chính quyền cấp xã. Với cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã” NHCSXH huyện đã tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện, trách nhiệm, tiết kiệm chi phí giao dịch và đi lại cho người dân. Tạo sự ưu việt so với các tổ chức tín dụng khác ở địa phương.
5
Nhân dân xã Ta Gia phát triển mô hình nuôi trâu tập trung
     Với nhiều giải pháp tích cực cùng sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Than Uyên đã  thực hiện tốt vai trò chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào kết quả giảm nghèo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện.
     Đến nay trên địa bàn huyện đang triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách bao gồm các chương trình: hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay tạo việc làm, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch vệ sinh môi trường, hộ nghèo xây nhà ở, nhà ở xã hội, dân tộc thiểu số, cho vay HSSV, mua máy tính thiết bị học tập, cho vay xuất khẩu lao động...Tổng dư nợ các chương trình đạt 415 tỷ đồng, tăng 9 chương trình và dư nợ tăng hơn 20 lần so với thời điểm nhận bàn giao. Tăng trưởng bình quân đạt trên 10 %/năm, với gần 10.200 món vay, trên 7.400 hộ vay còn dư dợ, doanh số cho vay gần 1.600 tỷ đồng, với trên 19.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.
      Anh Đỗ Văn Tuấn-Phó bí thư Huyện đoàn Than Uyên cho biết: “Xác định nguồn vốn ưu đãi là động lực để đẩy mạnh phong trào Thanh niên xung kích phát triển kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp. Do đó, những năm qua, Huyện đoàn đã tập trung tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tiếp cận với các nguồn vốn chính sách của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện Than Uyên. Trong giai đoạn 2017-2022 các tổ chức đoàn trên toàn huyện đoàn hỗ trợ giải ngân trên 20 tỷ đồng vốn vay ưu đãi từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho thanh niên, trong đó phải kể sự hiệu quả của nguồn vốn 120 của Trung ương đoàn, nguồn giải quyết việc làm của NHCSXH huyện. Hiện trên địa bàn huyện có 58 mô hình kinh tế thanh niên tiêu biểu đem lại hiệu quả kinh tế cao; có 76 thanh niên là giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, có tổng thu nhập đạt hơn 150 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho ĐVTN tại địa phương. Nhiều sản phẩm của ĐVTN được xếp loại sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao...”.
z3560103667166 2964cacfb164b29316dcf2eed934ec63
Lãnh đạo huyện Than Uyên, Thành uỷ Lai Châu thăm mô hình nho hạ đen ở xã Hua Nà
       Tại vùng khó khăn dư nợ các chương trình đạt 148 tỷ đồng với 3.100 hộ vay vốn tăng 135 tỷ đồng; các chương trình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 362 tỷ đồng với 6.627 hộ dư nợ tăng 351 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao. Đến nay chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn được nâng cao và duy trì ổn định với số nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,08%/tổng dư nợ. Việc huy động các nguồn lực để tạo lập nguồn vốn cho vay trên địa bàn huyện không ngừng tăng trưởng, năm sau luôn cao hơn năm trước, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân trong huyện không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sử dụng vốn vay để phát triển kinh tế gia đình.
      Từ nguồn vốn chính sách đã giúp 7.400 hộ gia đình có lao động nhàn rỗi được tạo việc làm từ các nguồn vốn, hơn 5 ngàn lượt hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 13 nghìn lượt người lao động, gần 2 nghìn hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở, hơn 4 nghìn lượt hộ được vay vốn làm công trình nước sạch vệ sinh môi trường, hơn 19 nghìn lượt hộ vay vốn hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo và sản xuất kinh doanh, hơn 80 hộ cán bộ viên chức thu nhập thấp được vay vốn làm nhà ở. Các hộ gia đình có học sinh đi học được vay vốn giảm thiểu gánh nặng tài chính.  Nhiều hộ phát triển kinh tế gia đình bền vững trở lên khá giả có điều kiện xây mới và sửa chữa nhà ở, mua sắm được nhiều trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Nguồn vốn giúp các hộ dân có nguồn lực sản xuất kinh doanh, trồng cây ăn quả, chăm sóc chè quế sơn tra, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi cá lồng… Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn từ 4,7 triệu đồng/người năm 2003 lên trên 41 triệu đồng/người năm năm 2021; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm bình quân 4%; có 7/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đời sống của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng được cải thiện và nâng cao.
IMG 0546
Cán bộ NHCSXH huyện Than Uyên kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay nhà ở xã hội ở khu 6 thị trấn Than Uyên
      Đồng Chí Trần Quang Chiến - Phó chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: “Than Uyên là huyện có xuất phát điểm thấp, Do đó, trong 20 năm qua, nguồn vốn chính sách ưu đãi có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn. Bộ mặt đô thị, nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc, đời sống của Nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng được nâng lên. Nguồn vốn đã giúp các hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển dịch vụ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Các hộ gia đình được vay vốn đã đầu tư sửa chữa và nâng cấp nhà ở, xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch. Con, em các gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện tài chính để tiếp tục học tập, có cơ hội việc làm và thu nhập ổn định...Nhiều hộ không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị phục vụ nhu cầu sinh hoạt và gửi tiết kiệm. Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đóng góp trực tiếp vào 4 tiêu chí trong phong trào xây dựng Nông thôn mới như tiêu chí thu nhập, giảm nghèo, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường góp phần giúp 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Có thể nói hiệu quả nguồn vốn chính sách xã hội đã chung tay góp phần giúp huyện thoát nghèo vào năm 2018 cũng như hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội hàng năm và phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Than Uyên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra”.
IMG 0519
      Những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” của chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Than Uyên. Đây là cũng là động lực để thời gian tới, NHCSXH huyện tiếp tục tập trung nguồn lực và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Hỗ trợ ngày càng có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.

Tác giả: Mạnh Cường

Nguồn tin: Trung tâm VH, TT-TT Than Uyên:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 12/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.86%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 218
Mức độ 3: 36
Mức độ 4: 52
Đã tiếp nhận: 647
Đã giải quyết: 719
Quá hạn: 1 - 0.14%
Trước & đúng hạn: 719 - 99.86%
(tự động cập nhật vào lúc
07:52:25, 21/12/2024)
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay7,711
  • Tháng hiện tại208,054
  • Tháng trước387,321
  • Tổng lượt truy cập17,221,255
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây