Trang Thông tin điện tử huyện Than Uyên

Ngành Giáo dục và Đào tạo Than Uyên Chung tay bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thứ hai - 24/10/2022 04:59
Huyện Than Uyên có 10 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những bản sắc riêng với phong tục, tập quán, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, tạo nên cộng đồng thống nhất trong đa dạng. Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 06/10/2020 của Huyện uỷ về phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 02), ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
Học sinh Trường THCS xã Ta Gia, huyện Than Uyên học kỹ thuật dệt vải
Học sinh Trường THCS xã Ta Gia, huyện Than Uyên học kỹ thuật dệt vải
      Huyện Than Uyên có tổng số 40 trường với 710 lớp, trên 21.000 học sinh ở các cấp học. Ngay sau khi Nghị quyết số 02 được ban hành, triển khai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã cụ thể hóa thành các nội dung và ban hành văn bản hướng dẫn đơn vị trường học thực hiện. Triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ giáo dục hàng năm và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã giúp hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ngày càng lan tỏa, phát triển sâu rộng trong các nhà trường với nhiều cách làm hay, sáng tạo.
      Bà Đỗ Thị Kim Lý - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên cho biết:Để thực hiện thành công nghị quyết 02 của huyện ủy về thực hiện bảo tồn phát huy bản sắc văn các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng; đối với ngành Giáo dục Than Uyên để đưa nội dung đó vào nhà trường, Phòng chỉ đạo các đơn vị trường xây dựng câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân gian các dân tộc; tổ chức truyền dạy trong nhà trường các nội dung mang đậm bản sắc dân tộc. Đến nay, mỗi đơn vị cũng lựa chọn để xây dựng không gian văn hóa; hướng dẫn học sinh mặc trang phục dân tộc vào một số ngày trong tuần”.
       Đứng chân trên địa bàn xã chủ yếu là đồng bào Mông, Thái, Dao sinh sống, cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Mầm non xã Phúc Than lồng ghép triển khai nhiều hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong đó, ban giám hiệu, giáo viên và học sinh duy trì việc mặc trang phục truyền thống ngày thứ 2 đầu tuần. Phối hợp với phụ huynh làm đồ chơi tự chế; tổ chức, hướng dẫn các cháu trò chơi dân gian như: tù lu, ném pao, tó má lẹ, nhảy sạp, ném còn; tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ làm quả còn… Từ đó, trẻ được rèn kỹ năng sống, giáo dục tình yêu quê hương, ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Không chỉ vậy, các bậc phụ huynh cũng quan tâm hơn đến việc phối hợp cùng nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
      Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Than, huyện Than Uyên: “Để cho các con cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui, chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời và đầu giờ sáng ngày thứ 2 tổ chức cho 9/9 điểm trường sau giờ chào cờ là hoạt động cho các con chơi trò chơi dân gian của dân tộc mình như: tó má lẹ, đi cà kheo, múa xòe, nhảy sạp. Đầu năm học này, chúng tôi cũng phối hợp với cha mẹ làm đồ chơi tự tạo, đồ chơi dân gian”.
      Thiết thực hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo, tại các nhà trường, mỗi thầy, cô giáo, nhân viên, học sinh đã trang bị ít nhất 1 bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình và mặc trang phục vào các ngày thứ 2 đầu tuần, ngày lễ, tết và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
z3825296390722 cc1b39c94fb537c9989dc0d218a700e0
Cô - trò Trường Mầm non xã Phúc Than (huyện Than Uyên) cùng nhảy sạp và chơi các trò chơi dân gian
       Các nhà trường phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, Nhân dân về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tổ chức sưu tầm, xây dựng các không gian bảo tồn văn hóa và trưng bày hiện vật để giáo viên, học sinh tham quan, tìm hiểu.
      Thầy giáo Hoàng Quang Hưng -Hiệu trưởng Trường THCS xã Ta Gia chia sẻ: “Việc xây dựng không gian văn hóa trong trường học chúng tôi xây dựng không gian văn hóa là nhà sàn truyền thống trong đó trưng bày các sản phẩm của người dân tộc Thái dân tộc Mông, dân tộc Khơ Mú. Hàng tuần nhà trường tổ chức các hoạt động trong các khối lớp tìm hiểu về các đồ dùng, vật dụng của dân tộc mình trong không gian văn hóa. Các đồng chí giáo viên hướng dẫn học sâu, kỹ hơn để học sinh thêm lòng yêu quý và tự hào về giá trị truyền thống các dân tộc và tình đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn”.
      Để hoạt động bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa đi vào chiều sâu, tạo hiệu quả thiết thực ngay từ những năm đầu triển khai Nghị quyết số 02, các nhà trường còn mời nghệ nhân, già làng, người có uy tín tham gia hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh. Nổi bật là năm học 2020 – 2021, 6 trường tiểu học và THCS thành lập điểm Câu lạc bộ “bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian” với các nhóm: khâu thêu, thổi khèn Mông, hát Thái, múa Thái, đàn tính tẩu. Đến nay, mô hình này được nhân rộng tại 100% các nhà trường tiểu học và THCS trên địa bàn toàn huyện.
     Không chỉ vậy, các đơn vị trường còn gắn việc dạy và học với các không gian bảo tồn văn hóa truyền thống thông qua hoạt động giáo dục chính khóa với ngoại khóa. Qua đó, giúp các em hiểu biết, trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình và hiểu hơn về văn hóa của các dân tộc khác trên địa bàn dân cư.
     Em Tòng Thị Anh - Lớp 7A1, Trường THCS Ta Gia (xã Ta Gia, huyện Than Uyên) tâm sự: “Nhà trường có rất nhiều hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Em là người con dân tộc Thái nên cảm thấy yêu hơn văn hóa dân tộc minh và sẽ cố gắng giữ gìn phát huy”.
       Việc đưa các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vào trường học thông qua nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể của ngành Giáo dục và Đào tạo Than Uyên không chỉ giúp các em học sinh tái hiện lại bản sắc văn hóa của dân tộc, còn góp phần bồi đắp nhân cách để sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương.

Tác giả: Kiều Duy Thế Hoàn

Nguồn tin: Hồng Thắm - Phương Ly (Báo Lai Châu)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 12/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.86%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 218
Mức độ 3: 36
Mức độ 4: 52
Đã tiếp nhận: 647
Đã giải quyết: 719
Quá hạn: 1 - 0.14%
Trước & đúng hạn: 719 - 99.86%
(tự động cập nhật vào lúc
09:21:11, 21/12/2024)
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay8,685
  • Tháng hiện tại209,028
  • Tháng trước387,321
  • Tổng lượt truy cập17,222,229
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây