Trang Thông tin điện tử huyện Than Uyên

Than Uyên đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp

Thứ hai - 16/05/2022 06:08
Cùng với việc tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của địa phương, huyện Than Uyên chú trọng đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp trong đó đưa cây trồng, vật nuôi vào sản xuất, chăn nuôi. Qua đó, tạo ra sản phẩm chủ lực, đặc sản, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Cán bộ xã Hua Nà (huyện Than Uyên) hướng dẫn bà con bản Đán Đăm chăm sóc bưởi da xanh
Cán bộ xã Hua Nà (huyện Than Uyên) hướng dẫn bà con bản Đán Đăm chăm sóc bưởi da xanh
      Vụ Đông xuân năm 2021-2022, xã Mường Kim thực hiện gieo cấy trên 300ha lúa với cơ cấu giống thuần chất lượng cao như: J02, Hương thơm số 1, Séng cù. Đến thời điểm này bà con đang tập trung khẩn trương thu hoạch trà sớm và trà chính vụ. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, vụ Đông xuân năm nay thời tiết diễn biến khá thuận lợi, ít sâu bệnh nên lúa được mùa cao. Năng suất bình quân đạt từ 58-68 tạ/ha. Có được kết quả này, ngay từ đầu vụ, cấp ủy, chính quyền xã cử cán bộ phối hợp các bản tuyên truyền người dân đảm bảo kế hoạch gieo cấy trong khung thời vụ, chăm sóc, phòng trừ tốt dịch bệnh. Tích cực khơi thông kênh mương, thủy lợi phục vụ kịp thời nước tưới cho cây lúa.
      Anh Lò Quyết Thắng – Chủ tịch UBND xã Mường Kim chia sẻ: “Thời gian qua, xã tích cực, chủ động đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp thông qua việc đề xuất với UBND huyện đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phối hợp các cơ quan chuyên môn trong khối nông nghiệp của huyện tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ, hỗ trợ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và cung cấp vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật. Mỗi năm xã thí điểm các loại cây trồng mới vào canh tác như năm nay thực hiện trồng trên 3ha bí xanh; đưa vào gieo trồng các giống lúa, ngô, đậu tương mới năng suất cao vào sản xuất. Điều này giúp bà con thấy được và thay đổi nhận thức về tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp”.
      Để tận dụng diện tích đất, tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, thâm canh tăng vụ, sử dụng luân canh cây trồng, trồng xen, trồng gối vụ. Vụ Đông hằng năm xã Hua Nà tuyên truyền, vận động Nhân dân đưa các cây trồng mới vào canh tác đồng thời phổ biến cho bà con từ quy trình làm đất đến kỹ thuật chăm sóc, bón phân, bảo vệ, phòng trừ dịch hại. Trong 15ha đất của xã được bà con ở các bản canh tác với các loại cây trồng như: nho, tỏi, rau, dưa bao tử, bí, ngô, khoai tây, khoai lang. Phối hợp Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cung ứng các vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; tuyên truyền đến Nhân dân về các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp.
      Ông Đỗ Ngọc Tú - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Than Uyên cho biết: “Đơn vị thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn bà con chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Thực hiện điều tra, dự tính, dự báo, chủ động tham mưu UBND huyện chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả các đối tượng dịch hại. Tăng cường kiểm tra các cửa hàng kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhằm kiểm soát các loại thuốc trong danh mục, ổn định về giá cung ứng cho người dân”.
Hiện nay, huyện Than Uyên có 4.785ha lúa với sản lượng ước đạt 26.335 tấn, trong đó lúa hàng hóa 1.415ha, sản lượng 7.577 tấn. Thực hiện 1.940ha ngô, trên 1.300ha chè; duy trì 261ha cây ăn quả; 1.345,48ha mắc ca. Ngoài ra, huyện có 26 cơ sở chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), 2 cơ sở chăn nuôi lợn; 631 lồng cá trên lòng hồ thủy điện. Nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ nông nghiệp, huyện chú trọng vào phát triển dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; dịch vụ vật tư, kỹ thuật nông nghiệp. Đồng thời từng bước chuyển nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu sang thâm canh, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Tập trung đẩy mạnh nâng cao giá trị sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; giúp bà con đảm bảo thu nhập ổn định, bền vững.
      Ông Nguyễn Văn Thăng - Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: “Từ việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cũng như cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào thực hiện. Đến nay, huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: chè, lúa chất lượng và hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để bao tiêu sản phẩm như: lúa, cá, chè. Huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, xã, thị trấn đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp; tuyên truyền đến Nhân dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có lợi thế của địa phương”.
     Huyện cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật). Phấn đấu mỗi vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm: lúa, chè, cây ăn quả thành lập một hợp tác xã dịch vụ vật tư, kỹ thuật nông nghiệp. Tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để người dân tiếp cận áp dụng.
Nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp tron thời gian qua, bức tranh nông nghiệp ở Than Uyên có nhiều khởi sắc với năng suất, sản lượng ngày càng tăng; giống vật nuôi có giá trị và thương hiệu. Góp phần tăng thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện.


 

Nguồn tin: Tác giả Phương Ly - Báo Lai Châu:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 11/2024
UBND huyện THAN UYÊN đã giải quyết
99.85%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 201
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 58
Đã tiếp nhận: 591
Đã giải quyết: 658
Quá hạn: 1 - 0.15%
Trước & đúng hạn: 658 - 99.85%
(tự động cập nhật vào lúc
12:17:00, 21/11/2024)
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay16,720
  • Tháng hiện tại260,223
  • Tháng trước453,141
  • Tổng lượt truy cập16,886,103
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây